Tại sao chuồn chuồn đạp nước?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Chuồn chuồn là loài côn trùng chúng ta rất quen thuộc. Mùa hè, mùa thu, trước và sau khi mưa, chúng bay thành đàn, trẻ con thích đuổi bắt. Nhưng bạn có biết quá khứ của chúng thế nào không?

Chuồn chuồn cũng như con gián đều là “lão tiền bối” của thế giới côn trùng. Nhờ chuồn chuồn hóa thạch mà chúng ta biết chúng đã có từ 300 triệu năm về trước. Thời đó khí hậu trên trái đất ấm áp và ẩm ướt, cây cối mọc rất cao và lớn. Cánh và thân mình chuồn chuồn thời đó rộng và to béo hơn của chuồn chuồn ngày nay, thân mình to gấp 7-8 lần thân mình của chuồn chuồn thời nay, nhưng mắt kép lại tương đối nhỏ. Cánh xòe ra tới 75 cm. Khi nghỉ, cánh khép lại trên mình phía sau lưng, rất giống con gián. Loại chuồn chuồn to lớn này bay lượn trong rừng rậm. về sau, theo hoàn cảnh thay đổi, loại chuồn chuồn to lớn này bị tuyệt vong. Chuồn chuồn tiến hóa theo chiều hướng bay lượn mới trở thành tư thế nhanh nhẹn mới của chuồn chuồn hiện tại.

Chuồn chuồn có thể gọi là quán quân bay. Chúng bay trên không với những động tác tài tình, dứt khoát, nhanh nhẹn, dáng bay đẹp. Lúc quay tròn, lúc bay nhanh. Diện tích hai đôi cánh của chuồn chuồn chỉ có 45cm2, trọng lượng chỉ là 0,005g nhưng mỗi giây có thể vỗ từ 20-40 lần, mỗi giờ bay tới 150 km. Có loài chuồn chuồn bay đường dài tới hơn một ngàn cây số. về sau, có người đã phát hiện ra ở chỗ mép trước mỗi cánh có một nốt bằng chất sừng dày hơn dùng làm trọng lượng cân bằng, có thể giảm bớt rung động khi bay. Thấy vậy, con người bèn áp dụng ngay cho máy bay.

Mắt kép của chuồn chuồn có hàng vạn mắt nhỏ, phạm

Chuồn chuồn giao phối vi nhìn rất rộng, phần cổ nhỏ dài có thể thụt vào phía sau đầu, phần đầu có thể xoay nhẹ nhàng. Miệng kiểu nhai có răng rất sắc nhọn. Bộ móng chân mạnh có thể quắp được một vật nặng hơn 30 lần trọng lượng bản thân. phần ngực có cánh rất mạnh, trong các thớ cánh có bộ phận cung cấp năng lượng dày đặc và khí quản phát triển cung cấp một lượng oxy dư thừa. phần bụng còn có túi tàng trữ không khí để kịp thời cấp dưỡng khí, còn có thể giảm được trọng lượng bản thân.

Chuồn chuồn là côn trùng thuộc dạng ăn thịt, thích bắt mồi trên không rồi ăn ngay. Khi chúng bay nhanh, sáu chân duỗi về phía trước, vây thành một cái lồng nên bắt được trùng nhỏ rất nhanh. Mỗi ngày chúng ăn hết vài nghìn con côn trùng có hại như: muỗi, nhặng, ruồi.

Chuồn chuồn chấm nước (đạp nước) chính là chuồn chuồn cái đẻ trứng xuống nước. Chuồn chuồn tuy rất quen với cuộc sống trên không nhưng chúng vẫn không quên “ngôi nhà cũ” ở dưới nước, nhất định đem “con cái” đưa về “nhà cũ” nuôi dưỡng. Ấu trùng từ trứng nở ra, gọi là bọ cạp nước. Điều kỳ quái ở bò cạp nước là trên đầu đeo một cái mặt nạ, đó chính là bộ phận kéo dài của môi dưới, hình thành cái “mặt chụp” có khớp có thể thụt thò được, bình thường thì gập lại dưới đầu giữa các chân chính. Gặp mồi săn bắt thì đột nhiên thò ra, lấy móc của đoạn trước đưa đồ ăn vào miệng, hầu như bách phát bách trúng. Chúng rất thích ăn ấu trùng của muỗi ở dưới nước và lượng ăn rất nhiều. Con bọ cạp nước sống trong nước 18 năm, qua 10 lần lột xác mới ra khỏi mặt nước biến thành con nhộng, cuối cùng lột xác biến thành chuồn chuồn.