Tại sao có người lại run sợ khi nghe tiếng sấm?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum
Trong lúc giông bão, có nhiều người run sợ khi nghe thấy tiếng sấm nổ ầm ầm. Thật ra chẳng có gì mà phải sợ sấm. Khi ta nghe được tiếng sấm thì luồng điện gây ra tiếng sấm “nổ” đã tác động xong rồi. Ta thấy chớp lóe lên rồi mới nghe tiếng sấm mà, phải không? Lý do: tốc độ ánh sáng nhanh gấp bội phần tốc độ âm thanh.
Thế còn chớp? Có nên sợ không? Nên, bởi vì rõ ràng là chớp hay là sét gây hại. Tuy nhiên, ít khi sét đánh chết người lắm, tỷ lệ rủi ro bị sét đánh trúng là rất nhỏ. Chớp hay là sét là tác động của dòng điện, đúng vậy! Và do đó sét thì nguy hiểm. Chớp hay sét – tức là điện – có thể “nhảy” từ đám mây này qua đám mây kia, từ trên trời xuống đất, từ dưới “chồm” lên trời. Tất nhiên, “trời” ở đây phải hiểu là các đám mây.
Trong lúc có giông bão, nhiều loại điện tích – âm hoặc dương – được tạo ra trong các đám mây và trên mặt đất. Khi những điện tích trở nên quá lớn thì nó sẽ “nứt ra” thành tia – tức là chớp – và “chồm” ra ngoài (chồm ra khỏi điện tích đó). Trong và sau khi phát điện như vậy, một lớp không khí thình lình bị giãn ra và co lại rất nhanh, rất mạnh, do đó tạo ra tiếng nổ mà ta gọi là tiếng sấm.