Tại sao có núi lửa trên trái đất?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Ít ai được tận mắt nhìn thấy núi lửa phun, nhưng thấy núi lửa phun “hoành tráng” qua tivi thì rất nhiều. Trước hết, từ miệng núi lửa hoặc từ trong kẽ nứt ở chân núi bùng lên khói trắng, sau đó là khối khổng lồ gồm khí, tro cát và đá sỏi từ trong miệng núi phun lên không trung, hình thành một cột khói khổng lồ, một hồi sau trời đất tối sầm, mặt trời đỏ hồng như trái quýt. Đồng thời, có tiếng sấm nổ trong lòng đất, mặt đất rung chuyển, liền sau đó là một khối lượng lớn dung nham trào ra mặt đất. Trong quá trình núi lửa phun, còn có hiện tượng gió lớn, sấm sét và mưa, tạo nên một kỳ quan hiếm có.

Tại sao lại có núi lửa trên trái đất? Bề mặt trái đất có một lớp vỏ rất dày, bình thường magma ở trạng thái dịch thể bị bao bọc thật chặt trong đó. Nhiệt độ trong lòng trái đất đặc biệt cao, áp lực lớn, magma chảy qua chảy lại, như luôn luôn muốn tìm chỗ để chui tọt ra ngoài. Có một số nơi vỏ trái đất vận động tương đối mãnh liệt, làm nứt nẻ, vênh vẹo hoặc chèn ép mạnh, vỏ trái đất tương đối mỏng và yếu. Chỗ nào vỏ trái đất càng yếu mỏng thì tiếp nhận áp lực của nội lực càng mạnh, magma sẽ thừa thắng xông ra từ chỗ đó, tạo nên núi lửa phun.

Một khi núi lửa đã phun, magma nóng chảy từ miệng núi lửa phun ra sẽ trào đi khắp bốn phía, tạo nên từng dòng từng dòng “sông lửa”. Trong lúc chảy, magma sẽ dìm ngập làng mạc, nhà cửa; những dòng dung nham lớn có thể nuốt chửng thành phố, thị trấn, làm đổ sập cầu cống; dung nham chảy theo các dòng sông, làm vỡ đê đập, tạo thành tai nạn ngập lụt nghiêm trọng.

Có núi lửa phun một lần, sau khi dung nham lạnh đông tạo thành ngọn núi nhỏ hình chóp, đó là núi lửa chết. Có núi lửa cách vài năm phun trở lại một lần, dung nham chồng chất rất cao, tạo thành đỉnh núi hình chóp rất cao, núi Phú Sĩ của Nhật Bản được hình thành như vậy đó, nên được gọi là núi lửa sống.

Khu vực núi lửa phun có nhiều suối nước nóng, nhiệt độ suối nước nóng cao nhất có thể lên tới 1000C hoặc hơn.