Tại sao có thể lấy côn trùng để trị côn trùng?
Mỗi khi vào đầu hạ, trong các ruộng bông, trên một số lá dày đặc những con sâu hại bông, nếu bạn đánh dấu những lá này, sau một thời gian kiểm tra lại, trên những chiếc lá trước kia còn dày đặc côn trùng đã hoàn toàn không còn nữa, chỉ còn lại một số con đã chết, trên cơ thể chết này còn lưu lại những giọt lấm chấm nhỏ đó là chuyện gì vậy?
Đó là những con sâu hại bông này bị những kẻ địch tự nhiên tấn công – kết quả của sự kí sinh như kén ong hay trùng nuôi, ruồi ăn thịt.
Trong giới sinh vật, hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau giữa các sinh vật phổ biến tồn tại, mỗi một côn trùng đều có kẻ thù tự nhiên của mình, nếu chúng ta có thể lợi dụng kẻ địch tự nhiên của một côn trùng nào đó đối phó với côn trùng có hại, sẽ có thể đạt được mục đích phòng trị côn trùng, phương pháp này gọi là phương pháp “lấy côn trùng diệt côn trùng” hoặc “thiên địch”.
Biện pháp thiên địch đối phó với côn trùng có hại là vồ mồi, hay kí sinh, có thể tiêu diệt lượng lớn côn trùng. Giống như con bọ ngựa có “song đao”, nó là một chuyên gia toán học trong giới côn trùng, nó có thể trong vòng 0,5 giây đoán được tốc độ, phương hướng, cự li bay qua của côn trùng gây hại và trong nháy mắt là bắt gọn ăn thịt. Một đời của loài côn trùng đại thảo sinh bình quân bắt được hơn 2.200 con sâu bông, một ngày nhiều nhất có thể bắt hơn 270 con. Ngoài sâu bông ra, sâu đục thân, sâu ngô… cũng là món ăn mà loài ong kén nhỏ thích. Ong kén nhỏ có một bản lĩnh “xuyên da bụng” sau khi chúng thấy sâu rau liền dùng chiếc vòi sản sinh trứng nhọn hoắt nhanh chóng xuyên vào sản noãn của côn trùng, sâu rau lúc đầu không có phản ứng gì, nhưng không lâu sau trứng trong cơ thể bị kí sinh nở, khi ong kén nhỏ con ra đời thì sâu rau cũng hết đời.
Ong vàng đối thủ một mất một còn của sâu bông qua mùa đông, nó đâm vòi sản trứng vào trong kén của sâu bông, ấu trùng con nở ra sẽ ăn dịch của ấu trùng sâu bông phát dục lớn lên, cuối cùng phá kén ra. Ong mắt đỏ cũng rất lợi hại, nó có thể xuyên ống sản trứng rồi đẻ trứng vào trong trứng của sâu đục thân, sâu bông, sâu ngô, sâu rau, nhanh chóng nở thành ấu trùng, rồi ăn chất dinh dưỡng trong noãn của kí sinh chủ lớn lên. Phát hiện gần đây nhất ong mắt đỏ có thể tìm thấy trứng kí sinh chủ thích hợp cho chúng sản trứng, ngoài bản thân chúng có “hiệu ứng khứu thính” rất mẫn cảm ra, còn do thời kì ngài của côn trùng gây hại sản trứng đã giữ lại một loại chất có mùi, có thể dẫn dụ chúng.
Phương pháp lấy côn trùng trị côn trùng có đặc điểm là không gây ô nhiễm môi trường, hơn nữa khi bị kẻ địch tự nhiên này tấn công, những kẻ địch tự nhiên không ngừng sinh sôi, có tác dụng ức chế đối với côn trùng gây hại. Nói chung côn trùng gây hại đều có tính kháng thuốc diệt sâu nhưng đối với thiên địch thì không có biện pháp nào đối kháng, cho nên trong việc phòng trị sâu bệnh thì biện pháp lấy thiên địch phòng trị sâu bệnh là một bộ phận tổ thành quan trọng.