Tại sao con người đi thẳng trên hai chân?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Đây là một trong những điều bí ẩn không bao giờ lắng xuống. Tính cho tới giờ, đã hơn một tá lý thuyết được đặt ra trong thế kỉ vừa rồi hoặc hơn. Năm 1871, Charles
Darwin đã có một giả thiết hoàn toàn hợp lý rằng sự đi hai chân là để giải phóng bàn tay cho việc cầm nắm công cụ. Dù điều này hiển nhiên là đem lại một lợi thế tiến hóa, nhưng nó có vẻ như đó không phải là động lực, chính những bằng chứng hóa thạch và nghiên cứu phân tử cho thấy rằng con người đầu tiên đứng thẳng đã có cách đây khoảng 7 triệu năm – 4,5 triệu năm trước khi họ bắt đầu làm công cụ.
Trong những năm 1950, nhà nhân chủng học Raymond Dart chỉ ra rằng đứng thẳng cho phép sinh vật nhìn xa hơn – điều này đúng, tuy nhiên ngay cả khi chiều cao tăng gấp đôi thì tầm nhìn chỉ tăng lên dưới 50%.
Một giả thiết gần đây hơn cho rằng sự đi hai chân giúp giảm diện tích da bị phơi ra ánh nắng ban ngày; một lần nữa, những tính toán lại cho thấy những lợi ích là rất thấp.
Có lẽ lời giải thích toàn diện nhất được đưa ra bởi Peter Rodman và Henry McHenry của Đại học California vào năm 1980. Họ lý luận rằng sự thay đổi thời tiết đã dẫn đến sự thu hẹp diện tích rừng, do đó nguồn thức ăn thưa thớt hơn đã dẫn đến sự đi hai chân, vì đây là một cách có hiệu quả năng lượng hơn cho việc tìm kiếm môt lượng thức ăn cần thiết. Những lời phê bình lập tức chỉ ra rằng những nghiên cứu cho thấy sự đi bốn chân (như chó) giúp việc đi lại có hiệu quả năng lượng hơn con người. Điều này đúng, nhưng cũng không phù hợp: vấn đề là với một con người đi hai chân thì có hiệu quả năng lượng hơn một con người bị ép đi lại trên cả bốn chân.
Trong quyển sách Nguồn gốc tầm thường (Lowly Origin), nhà xuất bản Đại học Princeton, tiến sĩ Jonathan Kingdon của đại học Oxford cho rằng việc tìm thức ăn bằng tay trong tư thế ngồi xổm đã dẫn tới những thay đổi giải phẫu, làm cho việc đi hai chân là hầu như không thể tránh khỏi – một sự đảo ngược rõ ràng so với những giả thiết ban đầu của Darwin.