Tại sao con người nói nhiều thế? Điều này có đem lại lợi thế tiến hóa nào không?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Sự phổ biến đáng sợ của tật ngồi lê đôi mách đã kích thích một số học giả tự hỏi rằng liệu khả năng nói có vượt trội hơn cả khả năng nghe của lỗ tai không. Giáo sư Robin Dunbar, một nhà tâm lý học tiến hóa ở đại học Liverpool, lý luận rằng công dụng của việc “bà tám” của con người cũng giống công dụng của việc bắt cháy rận của linh trưởng – tức là, nó cung cấp một sự liên kết xã hội. Trong quyển sách của mình, Chải lông, nói nhiều và sự tiến hóa của ngôn ngữ (Grooming, gossip and the evolution of language, Faber, 1996), Dunbar chỉ ra rằng khỉ đã tốn nhiều giờ để chải lông cho nhau. Bất kể sự thoải mái rõ ràng đó, các loài linh trưởng lại trở nên khó tính trong việc chọn bạn để chải lông. Chúng tuân theo hệ thứ bậc nghiêm ngặt; bạn bè và họ hàng thân thuộc sẽ được đối đãi “năm sao”, trong khi các đôi bạn tình cờ chỉ được cào cào qua loa. Các nhà nghiên cứu hành vi động vật đã phát hiện rằng họ có thể xác định được cấu trúc xã hội của quần thể khỉ bằng cách quan sát con nào đang chải lông cho con nào.
Giáo sư Dunbar đã có một sự so sánh hợp lý đối với việc con người sử dụng việc ngồi lê đôi mách để hình thành và duy trì cấu trúc xã hội. Ông lý luận rằng chúng ta gần như đã phát triển ngôn ngữ bằng cách lải nhải những chuyện vớ vẩn, cho phép chúng ta duy trì sự liên kết xã hội hiệu quả hơn nhiều so với việc chải lông. Thay vì ngồi hàng giờ chải lông cho nhau, con người có thể vừa nói chuyện vừa làm những việc khác và hơn nữa, ta có thể nói chuyện với những nhóm lớn hơn nhiều.
Ý tưởng rằng chúng ta đã phung phí một năng lực quý giá như vậy vào những chuyện nhảm nhí thì có vẻ vô lý; hầu hết các lý thuyết chính đều cho rằng ngôn ngữ được phát triển để truyền đạt các thông tin phức tạp, ví dụ cách tốt nhất để giết chết một con voi mammouth là gì? Tuy nhiên Dunbar chỉ ra rằng mối liên kết xã hội là đặc biệt quan trọng và việc phân tích các cuộc đối thoại của con người cho thấy rằng 2/3 thời gian được dùng để huyên thuyên về các vấn đề xã hội. Tuy nhiên các kết luận dựa vào những gì chúng ta đang làm hiện nay thật khó là một lý lẽ thuyết phục đối với những gì chúng ta đã làm trong quá trình tiến hóa. Chúng ta, những con người hiện đại, có nhiều thời gian để tán dóc hơn tổ tiên thời tiền sử của chúng ta. Nhưng ý tưởng chúng ta tán dóc để duy trì nhóm là hoàn toàn hợp lý. Nó còn có thể giải thích tại sao những tờ tạp chí lá cải lại dành quá nhiều không gian cho mục buôn chuyện.