Tại sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Cua là loài động vật giáp xác sống trong nước, nó giống như cá, cũng dùng mang để thở. Nhưng mang của cua và mang của cá không giống nhau, và không mọc ở hai bên đầu mà là do rất nhiều miếng mang xốp mềm giống như hải miên hợp thành, mọc ở hai bên phía trên của cơ thể, bề mặt được bao phủ bởi vỏ cứng. Khi cua sống ở trong nước, từ phần càng cua và phần chân gốc hút nước sạch vào (oxi hoà tan trong nước sẽ đi vào trong máu của mao mạch mang), sau khi chạy qua mang được nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.

Tuy cua thường sống trong nước nhưng nó lại khác với cá, nó thường xuyên bò lên trên đất liền tìm kiếm thức ăn, ngoài ra sau khi rời khỏi nước, nó cũng không bị chết khô. Đấy là do mang của cua dự trữ rất nhiều nước, khi rời khỏi nước vẫn như ở trong nước vậy, cũng có thể không ngừng thở, hít vào một khối lượng lớn không khí, nhả ra bởi giác quan hai bên miệng. Bởi vì không khí mà nó hít vào quá nhiều, diện tích tiếp xúc giữa mang và không khí tương đối lớn, hàm lượng nước và không khí trong mang có chứa nước cùng nhả ra đã hình thành vô số những bọt khí, càng ngày càng nhiều, do vậy phía trước miệng đùn thành rất nhiều bọt trắng.