Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?
Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận chuyển dài, dưa hấu mặc dù bị chín nẫu, nhưng hạt không hề nảy mầm trong quả. Trong khi các loại thực vật khác, như cây cải dầu, sau khi hái, hạt cải dầu trong góc quả gặp nhiệt độ ẩm thích hợp sẽ nảy mầm vỡ quả mà ra.
Tại sao vậy?
Hóa ra trong dịch quả dưa hấu có chứa nhiều chất phênon, ức chế hạt sinh trưởng như axit cafeic, axit feruic. Chúng có thể thúc đẩy lượng men axit indolepy trong cơ thể thực vật tăng lên và hợp thành lượng lớn axit indolepyruvic. Axit indolepyruvic là một chất kích thích sinh trưởng thực vật, chủ yếu là thúc đẩy sự phân giải của các tế bào thực vật và sự kéo dài, phát triển các tế bào.
Nhưng tác dụng của nó có quan hệ mật thiết với nồng độ nhiều ít, ở nồng độ thấp (thường là 1 x 10-6 – 100 x 10-6) sẽ thúc đẩy sinh trưởng, ở nồng độ cao (thường là 100 x 10-6- 150 x 10-6) ức chế sinh trưởng, thậm chí giết chết sinh vật. Đồng thời, axit cafeic và axit feruic còn có thể can dự vào sự chuyển hóa năng lượng, sự sinh trưởng của ATP2 trong cơ thể thực vật, khiến cho hạt giống giai đoạn nảy mầm sẽ không được cung cấp năng lượng cần thiết mà rơi vào trạng thái bị ức chế. Chỉ khi hạt dưa hấu rời khỏi ruột quả của bao nang dịch, sau khi dùng nước rửa đi, loại bỏ chất làm ức chế hạt nảy mầm, hạt mới nảy mầm bình thường. Trước khi dưa hấu được trồng, nhà nông thường đem hạt ngâm trong nước lạnh 4 đến 5 tiếng, loại bỏ bớt dịch dính trên bề mặt, như vậy có thể tăng tỉ lệ nảy mầm hơn. Ngoài dưa hấu ra, đại đa số hạt giống các loại dưa và các loại có cùng một đặc tính như vậy.