Tại sao hình dáng của cá vàng lại đẹp kì lạ như vậy?
Cá vàng là loại cá cảnh mà mọi người đều biết. Không chỉ màu sắc của nó đa dạng như có vàng, có trắng, có xanh, có đen, có hoa, mà còn các bộ phận hình dáng, vảy cá, vây, đuôi, mắt, đầu đều có sự khác nhau rõ ràng, thật là sặc sỡ nhiều màu, sặc sỡ đến mức kì quái. Cá vàng bơi rất an nhàn thoải mái, lại có thể thích nghi được với cuộc sống trong đồ đựng nhỏ như chậu, bồn…, nuôi rất thuận tiện nên càng làm cho mọi người thích nuôi hơn.
Thực ra tổ tông của cá vàng chính là loài cá chép hay thấy thông thường, chỉ cần nhìn cá vàng giống thì có thể phát hiện thấy hầu như rất khó phân biệt với cá giống của cá chép, do vậy cá vàng còn được gọi là cá chép vàng. Cá vàng có thể thay đổi nhiều màu sắc như vậy, điều này gắn liền với việc nuôi chọn giống kĩ càng của loài người trong một thời gian dài. Theo Văn hiến ghi chép thì hơn 1000 năm trước đã phát hiện được cá chép có màu vàng, lúc đó còn chưa thể giải thích theo khoa học, bị các nhà duy tâm chủ nghĩa gọi là “thần”, nuôi thả chúng ở lầu Nguyệt Ba, Gia Hưng, Chiết Giang. Đây có lẽ là nơi nuôi cá vàng sớm nhất ở Trung Quốc. Thời Bắc Tống, cá vàng được đưa đến Hàng Châu, đến thời Nam Tống thì việc nuôi cá vàng đã trở nên rất rộng rãi, bước vào thời kì nuôi cá vàng phổ biến trong các gia đình. Đến triều Thanh đã bắt đầu có ý thức chọn giống nuôi, tạo được mấy trăm loài giống cá vàng hình thù kì quái như ngày nay.
Tại sao cá chép thông thường lại có thể biến thành cá vàng đẹp như vậy? Điều này có liên quan đến sự thay đổi thể sắc tố khác nhau của bề ngoài cơ thể cá. Vảy của cá chép thông thường là màu xám bạc, trong vảy có chứa thể sắc tố đen, thể sắc tố da cam và một loại chất phản quang màu xanh nhạt. Do chịu sự kích thích của thế giới bên ngoài, thể sắc tố đen dần dần biến mất, còn sắc tố da cam từ từ tăng lên, nên vảy cá có màu da cam. Do vậy, sự kích thích khác nhau thúc đẩy thể sắc tố nào đó trong vảy và da thưa thớt hoặc tập trung, hay mấy loại thể sắc tố trộn lẫn nhau tạo nên màu sắc mới. Như thể sắc tố đen thêm chất phản quang vào sẽ xuất hiện màu xanh, thể sắc tố đen phối hợp với thể sắc tố vàng sẽ hiện lên màu xanh lục. Ngoài ra, trong nước hoặc thức ăn có chứa một số nguyên tố kim loại, còn có thể kết hợp với axit amin trong protêin của da cá vàng trở thành sắc tố khác nhau. Ví dụ, trong da màu trắng thì có chứa niken (Ni), trong da màu đen có chứa đồng, sắt, coban (Co), còn trong da màu đỏ còn có thể tìm thấy molipđen (Mo).
Về sự biến đổi của hình dáng là bởi vì từ trong sông hồ, chuyển vào nuôi trong chậu, bình, khu vực hoạt động trở nên nhỏ, ngoài ra không cần phải tự mình đi kiếm thức ăn, lại không phải lo lắng sự tấn công của kẻ địch, cũng không phải bơi nhanh, vì vậy thân hình dài mỏng mình dẹt dần dần trở nên thô ngắn. Có con do nuôi lâu ở nơi có ánh sáng yếu, nhìn đồ vật tất nhiên phải dùng sức, lâu dần, hai mắt từ từ lồi lên. Về việc chọn nuôi kĩ các loài cá khác nhau trong khi nuôi, và cho phối giống với nhau, thì đời sau sẽ xuất hiện nhiều loại giống kì lạ hơn, các đời sau kế tiếp lại cho phối giống với nhau, thì sẽ truyền lại giống cá vàng đủ kiểu, nhiều tên gọi khác nhau. Hiện nay, thông thường theo đặc trưng bề ngoài của cá vàng có thể chia làm 4 loại, tức là giống cá mè vàng, loại cá hoa văn, loại cá rồng và loại cá đẻ trứng, mà mỗi loại chia nhỏ ra lại có thể phân ra được mấy chục loại.