Tại sao khi ngủ, dơi lại nằm treo ngược, đầu chúc xuống đất?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum để di chuyển, ít có động vật nào lệ thuộc vào sự bay cho bằng loài dơi. Chim chóc, côn trùng có thể bay, chạy, nhảy, bò… Nhưng, muốn di chuyển, dơi hầu như chỉ có một cách là bay mà thôi. Bởi vì, tứ chi của dơi chẳng những không thích ứng được với động tác đi mà ngay cả tư thế đứng cũng không được. Bởi vậy, tư thế treo lủng lẳng lại là tư thế đứng dễ dàng và thoải mái nhất của dơi.
Ngoài cái “thế đứng” kỳ quái như vậy, dơi còn nhiều điểm độc đáo đáng kể. Dơi là động vật có vú và là động vật có vú duy nhất biết bay. Dơi để con và nuôi con bằng sữa mẹ. Khi con còn nhỏ, dơi mẹ tha con theo khi bay kiếm ăn. Dơi là loài ăn đêm, có nghĩa là mọi sinh hoạt của chúng đều thực hiện vào lúc đêm tối, còn ban ngày thì… ngủ! Vì phải săn mồi ban đêm nên có lẽ bạn cho rằng cặp mắt dơi phải tinh tường ghê lắm. Trái lại, khi di chuyển, dơi không dùng đến mắt. Khi bay chúng phát ra sóng siêu âm. Âm này có tần số cao đến nỗi tai người không nghe được. Âm đó gặp vật cản, dội lại. Dơi nghe được tiếng dội đó và biết được khoảng cách giữa dơi và vật cản. Phát âm, nghe âm phản hồi, chỉnh hướng, tất cả đều diễn ra rất nhanh đến nỗi dù đang bay với tốc độ cao mà dơi vẫn không bị va chạm.
Thường thì người ta nghĩ rằng tất cả các giống dơi đều ứng xử như vậy trong khi bay. Tuy nhiên, nếu bạn biết là có đến mấy trăm loại dơi khác nhau, bạn sẽ thấy tại sao lại không phải như vậy. Có những loại dơi nhỏ mà sải cánh chỉ có 15cm, và cũng có loại dơi lớn mà sải cánh lên đến 1,8m.