tại sao lại có các tên khác nhau cho các loại gió?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum
Sự chuyển động của các luồng không khí tạo ra gió. Nếu vậy thì làm gì có các loại gió? Gió là… gió!. tất nhiên, bởi vậy gió không có tên. ta nói: “trời nổi gió” hoặc “gió đang thổi ào ào”. Cũng có khi ta nói: “Gió bấc thổi”. Ấy vậy mà nhiều (loại) gió lại có tên (riêng) đàng hoàng. Hẳn phải có lý do nên người ta mới đặt tên riêng cho gió. Chẳng hạn, bạn cảm thấy thế nào khi bạn buồn chán? Bạn cảm thấy uể oải, lờ đờ và không buồn cất nhấc chân tay, phải không? Có một loại gió tên là gió “đờ đẫn” (doldruns). Cơn gió ấy nổi lên ở vùng xích đạo, nơi vành đai không khí bốc lên và áp suất thấp. đi tàu mà vào vùng này trong lúc có gió “đờ đẫn” thì, yên chí, biển lặng.
Luồng gió thổi từ phía trên và phía dưới bán cầu hường đường xích đạo được đặt cho cái tên là “gió mậu dịch”. Luồng gió này mạnh và đều đặn giúp cho các thương thuyền – thời còn chạy bằng buồm – đi lại thuận lợi trên cái đại dương.
Còn vài loại gió đặc biệt khác nữa. Gió mùa chẳng hạn là gió đổi hướng tùy theo mùa. Ở Ấn độ, gió thổi về hướng nam, vào mùa đông thì khô, nóng và thổi về hướng bắc, vào mùa hè, thì mang theo mưa lớn.
Ở miền nam nước Pháp ai cũng sợ ngọn gió bấc “mistral” khô lạnh. Có khi ngọn gió này thổi đều đặn cả mấy ngày liền từ biển vào và làm cho mọi người bực bội khó chịu.