Tại sao lại có thủy triều?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum
Những người sinh sống ở ven biển đều thấy thủy triều lên xuống hàng ngày theo một thời gian nhất định.
Theo quan trắc: từ một thời khắc nào đó, mặt nước biển không ngừng dâng cao, quá trình đó gọi là “triều lên”. Khi mặt nước biển dâng lên mức cao nhất gọi là triều cao. Từ lúc bắt đầu triều cao, mặt nước biển lại liên tục hạ thấp, quá trình đó gọi là triều xuống. Lúc mặt nước biển hạ thấp đến mức thấp nhất, gọi là triều thấp. Chênh lệch cao độ giữa triều cao và triều thấp gọi là “triều sai”. Triều sai ở các vùng biển không giống nhau, triều sai lớn nhất là 20m, nhỏ nhất chỉ có vài cm. Đối với một cảng cụ thể nào đó hoặc một vùng ven bờ nào đó, triều sai hầu như không thay đổi, ít biến động. Mặt nước biển từ lúc triều lên rồi hạ xuống đến triều thấp, cứ tuần hoàn như vậy suốt năm tháng, đó chính là chuyển động lên xuống mang tính chu kỳ của mặt nước biển.
Một đặc điểm nữa của thủy triều là chu kỳ lên xuống dài ngắn khác nhau. Có vùng biển, mỗi ngày mặt nước biển lên xuống hai lần, triều sai của mỗi lần cơ bản như nhau, đó gọi là “bán nhật triều” (triều nửa ngày). Có vùng tuy mỗi ngày mặt nước biển lên xuống hai lần nhưng triều sai chênh lệch rất lớn,