Tại sao lại có tuyết?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 3 – Arkady Leokum

Tuyết có cấu tạo đơn giản lắm, vì thực chất nó chỉ là nước bị đóng băng mà thôi. Thế nhưng, tại sao nom nó lại trắng tinh trắng ngần vậy nhỉ?

Một “búp” (bông) tuyết gồm số lượng rất lớn tinh thể nước đá. Và các tinh thể này phản chiếu ánh sáng ở tất cả mọi phía nên nom nó trắng. Có vậy thôi. Tuyết hình thành khi hơi nước (mây) gặp luồng khí lạnh. Những tinh thể nước (tuyết và nước đá) hình thành, trong vắt, không có màu sắc gì hết. Những tinh thể này gặp luồng khí lạnh, bị nâng lên rớt xuống mấy lần trong khí quyển mỗi khi gặp luồng khí thổi lên. Trong khi đó, những tinh thể nước tụ tập quanh một “hạt nhân”. Hạt nhân này có thể chỉ là một hạt bụi thôi. Các tinh thể nước cứ tụ quanh hạt nhân đó, lớn dần. Khi nhóm tinh thể này lớn kha khá, nó sẽ lềnh bềnh bay và tà tà rớt xuống đất thành những bông tuyết.

Hình dạng của các tinh thể coi vậy mà không giống nhau đâu. Có tinh thể thì dẹp lép, có tinh thể thì như bó kim. Nhưng bất kể hình dạng nào, các tinh thể đều có sáu cạnh. “Cánh” của bông tuyết đều đặn, bằng nhau nhưng sự sắp đặt của các cánh lại rất khác nhau, không bông nào giống bông nào. Tuyết trắng, điều đó quá rõ! Tuy nhiên chẳng phải nơi nào tuyết cũng trắng đâu. Bạn đã thấy tuyết màu đỏ, màu lục, màu xanh da trời, thậm chí màu đen chưa? Bạn không tin sao? Tuyết có màu sắc khác nhau là do các loại nấm, bụi bay trong khí quyển rồi hình thành tuyết và rơi xuống. Tuyết có chứa không khí, do đó, tuyết dẫn nhiệt rất kém. Chính vì vậy “tấm mền” bằng tuyết có khả năng giữ cho thảo mộc ngủ đông mà không bị chết cóng và các chòi tuyết (igloo) của người Eskimo – có mái và tường bằng tuyết – vẫn giữ được hơi ấm bên dưới. Ơ kìa, sao bạn lại ngơ ngác không hiểu. Này nhé, ví dụ, nhiệt độ bên trong cái “igloo” là 00C và nhiệt độ bên ngoài là -200C (âm 200C), vì mái và vách “igloo” là tuyết, nghĩa là chất dẫn nhiệt kém, cho nên nhiệt bên trong không bị thoát ra ngoài và cái lạnh bên ngoài cũng khó thâm nhập vào. Có vậy thôi.