Tại sao nên lấy mủ cao su vào sáng sớm?
Cây cao su là loại cây trồng nhiệt đới đòi hỏi kĩ thuật quản lí rất cao, không những về quản lí chăm bón phải có qui trình kĩ thuật, mà cạo mủ cũng có chế độ nghiêm ngặt. Chế độ cạo mủ cao su qui định thời tiết cạo mủ cao su thích hợp nhất, số lần cạo mủ cao su, thời gian cạo mủ cao su, độ cao, độ rộng, độ sâu, vết cắt và cả số cây lấy mủ mỗi ngày… Trong đó qui định ngày lấy mủ cao su phải hoàn thành việc lấy mủ trước 6 – 7 giờ sáng hôm đó. Vì vậy, người làm công tác lấy mủ trước khi trời sáng đã mang đèn mờ vào vườn cao su cạo mủ.
Thực tế chứng minh, nếu trước 7 giờ sáng, sản lượng cạo mủ cao su là 100%, thì sản lượng lúc 8 – 9 giờ sáng giảm mất 6%; 10 – 11 giờ giảm 18%. Có thể thấy cạo mủ cao su vào sáng sớm là thời gian thích hợp nhất.
Tại sao cạo mủ cao su vào sáng sớm lại có sản lượng cao nhất? Mọi người biết rằng, mủ cao su nằm trong các ống sữa của bộ phận vỏ dai, bóc lớp vỏ cây đi, mủ cao su giống như sữa bò nhờ tác dụng ép căng của bản thân các ống sữa và các tế bào vách mỏng xung quanh nó chảy ra. Lúc sáng sớm là lúc nhiệt độ và độ ẩm thấp nhất trong ngày, cây cao su qua một đêm nghỉ ngơi, tác dụng bốc hơi ở trạng thái rất yếu hoặc ngừng, nước trong cơ thể đầy, sức nén căng của tế bào là lớn nhất, vì vậy buổi sáng sản lượng lấy mủ cao su cao nhất.
Đến sau 9 giờ sáng, tác dụng quang hợp của cây cao su bắt đầu, lỗ khí nở ra, tác dụng bốc hơi cũng tăng dần, sức ép căng của ống sữa và tế bào vách mọng xung quanh ống sữa cũng giảm đi. Đến trước buổi trưa, sức ép này càng nhỏ. Vì vậy, sau buổi sáng sản lượng lấy mủ cao su cũng giảm dần.