Tại sao người ta gọi con gián là một hóa thạch sống?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum hơn 300 triệu năm trước đã có gián. hình thái của gián hóa thạch và hình thái của gián ngày nay gần tương tự như nhau cho nên người ta thường gọi gián là côn trùng hóa thạch sống.
Gián là loại côn trùng ăn tạp, sống tụ tập về đêm. Chủng loại rất nhiều, phân bổ rất rộng. Gián mình bẹt, trứng hình tròn rộng, màu vàng nâu cho đến màu đen. Đầu nhỏ, nghiêng về phía sau, có thể xoay được, râu xúc giác dài dạng tơ, có hơn 100 khúc, mắt kép rất phát triển, cánh trước chất da, cánh sau chất màng. Chân phát triển mạnh, khả năng bay lượn kém. Miệng kiểu nhai hút, bụng bẹt rộng, có một cặp đuôi chia khúc rõ rệt; con đực còn có một cặp kim thò ra.
Gián xuất hiện sớm nhất ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới cho nên thích sống ở nơi nhiệt độ cao, ẩm ướt, ban ngày thì ẩn náu, ban đêm mới từ tứ phía tỏa ra. Gián trong phòng là một trong những loài côn trùng làm mất vệ sinh nhất, chúng thích sống trong nhiều nơi như: nhà bếp, nhà kho, phòng bệnh nhân trong bệnh viện, hố xí… Thực phẩm của con người là đồ ăn mỹ vị của chúng. Nhà xí, bể tắm, đống rác, các tạp chất và các đồ bỏ đi trong cống rãnh là nơi chúng thường lui tới nhấm nháp, hơn nữa, chúng có cái tật xấu là vừa ăn vừa nôn và vừa xả phân lại, vì chúng có lực khoan đục rất mạnh làm ô nhiễm bên trong và ruột thực phẩm, cho nên có thể truyền rất nhiều bệnh tật. Có khi gián tụ tập trong một số bộ phận của các máy điện, thiết bị thông tin và gây ra sự cố không ngờ tới được.
Gián sinh sôi nảy nở rất nhanh, gián cái cứ cách một tháng có thể đẻ ra mấy trăm trứng, qua khoảng nửa năm trứng đã là thành trùng. Năng lực thích nghi hoàn cảnh của nó rất mạnh, nó có thể chịu đói đến mười mấy ngày.
Cảm giác của gián rất nhanh nhạy, lại thường hoạt động về đêm nên rất khó tiêu diệt. hễ hơi có động hoặc ánh sáng là chúng chạy không còn thấy tung tích bóng dáng đâu cả. vốn là đuôi và kim thò ra có nhiều lông nhỏ, đó là bộ phận truyền cảm chấn động có độ nhạy cao. Khi kẻ địch tới gần, chỉ cần có một chút luồng khí thổi qua đã làm cho các lông nhỏ cong đi, đem tín hiệu truyền đến thần kinh hai bên mình, trực tiếp làm cho cơ bắp thịt nhanh chóng co lại, khiến chúng lập tức chạy trốn. Trên hai sợi râu xúc giác ở vòm miệng có hai chỗ nhô lên nhỏ, mỗi khi lấy đồ ăn chúng thường dùng râu xúc giác kiểm tra trước một chút, thấy có vật lạ liền bỏ chạy. Cho nên, có lúc thuốc trừ gián cũng không có tác dụng.
Gián cũng không phải là chẳng có chút ích gì. Là hóa thạch sống, nó giúp chúng ta nghiên cứu về sự tiến hóa của côn trùng. Các nhà khoa học Nhật còn phát hiện loài gián kỳ dị, sinh đẻ bằng bào thai, tổ khoét trong gỗ, ăn thớ gỗ, đời sống mang tính quần tụ. họ đề ra giả thiết muỗi trắng cổ xưa bắt nguồn từ gián. Có nhà khoa học căn cứ vào bộ truyền cảm chấn động không khí nhạy bén của gián ứng dụng vào dự báo địa chấn, muốn phỏng theo đuôi gián để chế tạo máy đo địa chấn tiên tiến nhất.