Tại sao nhiệt độ nóng lạnh ở mặt đất chênh lệch lớn?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Chúng ta nhìn thấy trong tivi, có một số vùng trên thế giới quanh năm bốn mùa xanh tươi, thực vật sinh trưởng rậm rạp, mùa màng có thể thu hoạch ba vụ, nhiệt độ cao suốt cả năm; cũng có vùng thì hoàn toàn ngược lại, suốt năm nhiệt độ rất thấp, vô cùng giá lạnh, mặt đất bị băng tuyết bao phủ đầy. Tại sao bề mặt trái đất lại chênh lệch nhau lớn như vậy?

Nhiệt lượng bề mặt trái đất có được là do nhiệt lượng của mặt trời chiếu xuống. Vì trái đất là một khối tròn, nhiệt của ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất cao; từ xích đạo hướng về phía hai cực, vĩ độ tăng lên, mức độ chiếu xiên của ánh sáng mặt trời lớn, tiếp thu nhiệt ánh sáng mặt trời càng ít, thì nhiệt độ bề mặt trái đất thấp.

Nhiệt độ bề mặt trái đất chúng ta nói đây không phải là nhiệt độ bề mặt lục địa. Nhiệt độ bề mặt lục địa thay đổi như thế nào trên trái đất? Có quy luật nhất định không?

Chúng ta chỉ nói Bắc bán cầu thôi vì qui luật thay đổi nhiệt độ của Nam bán cầu cũng y như Bắc bán cầu vậy.

Ở gần xích đạo, nhiệt độ bình quân trong năm là 250C, tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chênh nhau không đến 10C. Khi ở 50 vĩ độ Bắc, nhiệt độ bình quân năm là 50C, tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chênh nhau đến 260C. Đến gần điểm cực Bắc, nhiệt độ bình quân năm là -190C, tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chênh nhau 360C. Khí hậu xích đạo và khí hậu điểm cực bắc chênh nhau 440C.

Tỷ lệ trên cho thấy gần xích đạo nóng, đi về hai cực nhiệt độ càng lúc càng thấp, nhiệt độ xích đạo so với nhiệt độ hai cực chênh lệch nhau rất lớn. Nhiệt độ trong năm ở khu vực vĩ độ thấp thay đổi nhỏ, vĩ độ tăng lên thì sự chênh lệch nhiệt độ trong năm cũng thay đổi lớn.