Tại sao nói con mối không phải là con kiến?
Con mối (bách nghĩ) và con kiến (mã nghĩ) đều có cũng một chữ “nghĩ” (theo cách gọi của người Trung Quốc), nên người Trung Quốc thường gọi nhập chúng làm một.
Tuy kiến và mối về ngoại hình rất giống nhau, nhưng cuộc đời của con mối chỉ trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng, côn trùng trưởng thành, không có thời kì kén, không hoàn toàn biến hoá thành côn trùng; còn cuộc đời của kiến phải trái qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, kén, côn trùng trưởng thành, do vậy, kiến là côn trùng được biến hoá hoàn toàn.
Màu sắc của mối đa số là màu trắng xám và màu trắng nhạt, có hình dáng trong suốt, chỗ nối giữa ngực và bụng tương đối lớn, rất khó phân biệt là phần “eo” hay là phần bụng, độ lớn nhỏ và dài ngắn của phần cánh trước sau của côn trùng trưởng thành bằng nhau, chiều dài của cánh vượt quá chiều dài của cơ thể; còn màu sắc của cơ thể con kiến, đa số là màu vàng, nâu, đen và màu da cam, phần “eo” tương đối nhỏ và có đầu khớp xương hình tam giác, vì vậy chúng có tên là “côn trùng eo nhỏ”, ngoài ra cánh của côn trùng có một đôi cánh lớn, một đôi cánh nhỏ, cánh trước lớn hơn cánh sau.
Thức ăn của con mối là gỗ và vật liệu có chất xenlulô, đại đa số chúng không tích trữ thức ăn; còn thói quen về ăn của con kiến rất rộng, bất kể là thức ăn mang tính động vật hay thực vật kiến đều ăn, và chúng có thói quen tích trữ thức ăn.
Loài mối rất sợ ánh sáng, còn loài kiến lại không sợ ánh sáng, bên đường và bên khe đá thường có thể nhìn thấy bóng dáng của chúng.