tại sao nước đá có thể làm bể ống dẫn nước?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Nhiều học sinh thường bực bội khi phải học môn vật lý và khoa học mà họ cho là vô ích vì chẳng bao giờ dùng tới những kiến thức đó. thực ra, trong đời sống hàng ngày, dù biết hay không biết, ta vẫn áp dụng những định luật vật lý trong rất nhiều việc.

Những ai sống trong vùng khí hậu lạnh – nhất là vào mùa đông – lại không mở nắp bình nước giải nhiệt và xả các ống chứa nước ở xe hơi? Họ biết, nếu không mở và xả nước đó ra thì bình nước và các ống nước sẽ bị nứt, bể. định luật vật lý sẽ giải thích hiện tượng đó. Chẳng hạn, trong khi hầu hết các chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc đều giảm thể tích thì ngược lại, nước từ lỏng sang đặc lại tăng thể tích. Và không phải là tăng ít, nước tăng 1/9 thể tích khi đông đặc. Có nghĩa là nếu bạn làm đông đặc 9 lít nước, bạn sẽ có 10 lít nước đá. Bây giờ ta xét đến bình nước giải nhiệt và các ống dẫn nước. 10 lít nước đá thì cần một cái bình lớn hơn bình chứa 9 lít chớ? Khổ nỗi cái bình giải nhiệt chứa 9 lít đâu có tự động nở ra khi 9 lít nước chứa trong nó đông đặc thành 10 lít. thế là bình, ống dẫn nước phải bể. điều đáng kinh ngạc trong quá trình nước lỏng trở thành nước đá là cái sức mạnh kinh hồn của nó. Bởi vậy ống dẫn nước ở các xứ lạnh phải làm bằng kim loại cứng, tốt. tại Phần Lan, người ta đã lợi dụng sức mạnh của sự trương thể tích này. tại các mỏ đá, người ta rót nước vào các khe đá. thời tiết lạnh làm cho nước trong khe đó đông đặc, do đó tăng thể tích, và làm các vết nứt đó rộng thêm. Nước, khi đông đặc trở thành cái nêm làm cho đá cứng vậy mà cũng phải nứt ra. điều lạ nữa là nước đá chiếm khoảng không gian lớn hơn nước lỏng nhưng nước đá lại nhẹ hơn và do đó nổi trên mặt nước. đó là lý do một khối lượng nước lớn không bao giờ đông cứng hết bởi vì lớp nước đá bên trên sẽ nổi lên che chở lớp nước ở dưới không bị đông đặc.