Tại sao phải phân cấp sức gió?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Vô tuyến truyền hình và đài phát thanh hằng ngày có vài lần thông báo dự báo thời tiết, cho chúng ta biết trời âm u hay trời tạnh, có mưa hay tuyết rơi, sau cùng còn báo cho ta biết có gió hay không, gió cấp mấy. Gió được phân cấp như thế nào?

Khi các bạn nhỏ còn đi học chia ra lớp một, lớp hai… gió cũng được phân thành cấp, con số to là gió to, con số nhỏ là gió nhỏ; cấp lớn nhất là 12, không có gió thổi quy định là cấp 0, cộng lại là 13 cấp. Cấp 0 là “gió lặng”, có nghĩa là không có gió thổi, khói trong ống khói bay thẳng lên trời; Gió cấp một, hai là gió nhẹ, khói trong ống khói bay ra có thể nhìn thấy hướng gió, ta không có cảm giác rõ ràng về sự chuyển động của không khí; gió cấp ba, bốn có thể thổi lay động lá ở trên cây, phát ra tiếng kêu “xào xạc”; gió cấp năm thổi mặt sông có sóng nước rõ rệt; gió cấp sáu, bảy là gió lớn, thổi rung cả cây lớn, cành cây nhỏ có thể gãy; gió cấp tám, chín đặc biệt lớn, thổi đến mức người đi không vững nữa, nhà cửa bị hư hại; gió cấp mười đến cấp mười hai gọi là cuồng phong; ít thấy trên lục địa, cây lớn có thể bật gốc, nhà cửa sập đổ nghiêm trọng.

Dự báo về cấp gió rất quan trọng. Những người đi biển cần được thông báo chính xác gió bão hình thành, hướng đi, sức gió lớn nhất tại tâm bão để có thể tránh tuyến gió bão hoặc kịp thời lái tàu vào cảng an toàn; dàn khoan dầu

Cấp 0, khói lên thẳng

Cấp 1, khói có thể cho thấy hướng gió

Cấp 3, lá cây lay động nhẹ, cờ bay

Cấp 5, cây nhỏ đu đưa, mặt nước trong đất liền gợn sóng

Cấp 7, rung cây lớn, đi lại khó khăn

Cấp 10, cây to trốc gốc mỏ trên biển có thể chuẩn bị trước kịp phòng ngừa gió lớn tập kích. Cũng vậy bão thường xuyên đổ bộ vào vùng ven biển, cần phải thông báo có gió lớn trước 24 tiếng đồng hồ để mọi người có đầy đủ thời gian chuẩn bị, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão to gió lớn gây ra.