Tại sao sao chổi có đuôi?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum

Nếu nhìn qua một viễn vọng kính, sao chổi có đầu và có đuôi. Đầu là một đám mây khổng lồ gồm khí cháy gọi là “coma” của sao chổi. Đầu coma bề ngang đo được hơn 1.609.300 cây số. Khí của nó nhẹ đến nỗi “gió” từ mặt trời thổi bay đi. Đuôi của sao chổi chỉ hình thành khi đám khí của nó bị gió của mặt trời thổi lui.

Khi một sao chổi đến gần mặt trời, đuôi của nó càng ngày càng phình ra vì áp lực của gió mặt trời càng gia tăng. Khi sao chổi ấy tiến xa mặt trời vào không gian lạnh giá, áp lực của gió mặt trời vẫn tiếp tục thổi mạnh vào đám khí của nó. Do đó, cái đuôi của sao chổi luôn luôn phình ra về phía mặt trời.

Một điểm sáng nhỏ đôi khi có thể được nhìn thấy ở trung tâm của đầu coma. Điểm sáng ấy được gọi là “hạt nhân” của sao chổi. Các nhà thiên văn nghĩ rằng hạt nhân ấy giống như một quả bóng tuyết, vừa bẩn vừa vĩ đại, đó là một hỗn hợp các tố chất bụi và nước đá, làm thành một quả cầu đường kính chừng một cây số.

Trên đường đi quanh mặt trời, hầu hết các sao chổi quay theo một quĩ đạo hình bầu dục bị kéo dài ra, gần giống như hình một điếu xì gà. Một vòng quĩ đạo mất tới gần hằng ngàn năm.