tại sao sư tử lại được gọi “chúa sơn lâm”?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum trong suốt lịch sử loài người, sư tử vẫn được coi như biểu tượng của sức mạnh. ta thường ví “mạnh như sư tử”. Người phương tây gọi người có lương tâm là người có “trái tim sư tử”. Nhiều triều đình trên thế giới đã vẽ hình sư tử lên quốc huy, quốc kỳ để biểu dương quyền lực của mình.
Sư tử được tôn vinh là chúa sơn lâm có lẽ chẳng phải vì không có con vật nào đánh bại được sư tử mà vì những kinh hãi mà sư tử đã gây ra cho loài người và loài vật.
Người Ai Câp cổ cho rằng sư tử là linh vật. Ngay thời
Chúa Giêsu ra đời, nghĩa là cách nay gần hai ngàn năm, ở nhiều nơi trên châu Âu vẫn còn sư tử. Nhưng chỉ 500 năm sau, tại châu Âu, sư tử bị giết sạch. Ngày nay chỉ còn một vài vùng ở châu Phi và một vùng ở Ấn độ là còn sư tử, nhưng cũng không nhiều.
Sư tử cùng họ với mèo nhỏ. Chiều dài của sư tử trưởng thành vào khoảng 2,7 mét và nặng khoảng 200 đến 250 kg. Sư tử đực lớn hơn sư tử cái. Nhìn dấu chân trên mặt đất, người thợ săn có thể nói đó là dấu chân của sư tử đực hay sư tử cái, vì bàn chân của sư tử đực lớn hơn. thanh âm của sư tử là tiếng rống hoặc gầm. Khác với mèo, sư tử không gừ gừ. Sư tử trèo cây được nhưng ít khi nó sử dụng khả năng này, và cũng khác với mèo, sư tử không sợ nước. Nó còn có thể dầm mình trong nước. thực phẩm của sư tử chính là các con thú khác, nhất là thú ăn cỏ. Bởi vậy, sư tử sống ở rừng thưa, rừng sa van chứ không sống trong rừng già, rừng rậm. Vì nó phải uống nước mỗi ngày nên nó phải sống ở gần nơi có nước.
Ban ngày sư tử ngủ, ban đêm săn mồi. Sư tử sống riêng lẻ hay sống cặp, cũng có khi sống thành nhóm từ ba đến một chục con. thực phẩm chủ yếu của nó là ngựa vằn, linh dương, sơn dương. đôi khi sư tử cũng tấn công cả hươu cao cổ. Nhưng nó không tấn công voi, tê giác và hà mã. Khi nổi giận, sư tử chẳng thèm để ý đến những thú vật khác bởi vì nó dám chấp cả đám.
Khi đi săn, sư tử ẩn nấp rình con mồi đi ngang hay hống lên để hù làm nạn nhân “hết hồn” rồi nhảy ra, vút đuổi theo vồ. Khi đuổi theo như vậy tốc lực của sư tử có thể đạt tới 60km/giờ, nhưng nó chỉ giữ tốc độ này trong cự ly ngắn.