Tại sao ta bị sốt?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum điều đầu tiên mà ông bác sĩ – và nhất là các bà mẹ – phải nghĩ đến là dùng nhiệt kế đo thân nhiệt cho con nếu thấy đứa trẻ tỏ ra khó ở. đo thân nhiệt để xem có phải đứa trẻ bị sốt không.
Thân nhiệt của một người khỏe mạnh bình thường là 370C. Bệnh có thể làm cho thân nhiệt tăng lên. Thân nhiệt cao ta gọi là bị “sốt”. Trong khi các bệnh không làm cho bị sốt, nhưng hễ sốt thì luôn luôn là dấu hiệu cơ thể ta bị cái gì đó.
Bác sĩ hay y tá mỗi ngày đo thân nhiệt ít nhất hai lần và ghi vào biểu đồ để theo dõi con sốt tăng giảm. Biểu đồ này thường giúp cho các bác sĩ biết một cách khá chính xác ta bị bệnh gì. Biểu đồ thân nhiệt của bệnh nhân bệnh sưng phổi chẳng hạn sẽ lên xuống theo một cách nhất định. Những bệnh khác có đường biểu diễn theo kiểu khác. điều kỳ lạ là người ta vẫn không biết sự sốt là cái gì. Nhưng ta biết chứng sốt sẽ giúp ta chống lại bệnh. Lý do là: sốt làm cho quá trình sống và các cơ quan trong cơ thể ta hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn. Cơ thể tạo ra nhiều hormon, nhiều phân hóa tố và tế bào máu hơn. Hormon và phân hóa tố là các hóa chất rất hữu ích trong cơ thể ta sẽ làm việc hăng hơn nữa. Các tế bào máu của ta sẽ giết hại các “địch quân” nhiều hơn nữa. Máu lưu thông nhanh hơn, ta thở dồn dập hơn nhờ đó ta thải ra được nhiều chất thải và độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Nhưng cơ thể không thể duy trì lâu, hoặc phát động liền liền tình trạng khẩn trương này được. Nghĩa là cứ nay sốt, mai sốt hoặc sốt triền miên được. Chỉ bị sốt trong 24 giờ là đủ để xài hết số protein dự trữ trong cơ thể. Mà protein thì cực kỳ cần thiết cho sự sống lại không dễ sản xuất nhanh và nhiều ngày trong một thời gian ngắn được. Do đó, sốt là vũ khí hữu hiệu nhưng chữa trị bằng liệu pháp “sốt” là áp dụng chiến thuật đắt giá để chống lại bệnh. Chống lại bệnh cũng hữu hiệu như vậy với một giá rẻ hơn thì vẫn là phương án tối ưu chứ?