Tại sao ta lại đi lòng vòng khi bị lạc?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum
Bịt mắt một người rồi đố người ấy đi thẳng men theo vỉa hè, không trệch ra khỏi vỉa hè. Nếu người nào đó quả quyết họ đi được thì bạn cứ mạnh dạn đánh cá, vì chắc chắn bạn thắng. Bởi vì chỉ vào bước thôi là người ấy bắt đầu đi theo đường vòng tròn rồi.
Một phạm nhân chạy trốn trên một cánh đồng rộng và bằng phẳng trong lúc có sương mù dày đặc thì cho dù một hai giờ đồng hồ sau – với điều kiện sương mù luôn luôn dày đặc – nhà chức trách cũng khỏi lo, hắn không thể đi xa được. Hắn sẽ quay trở lại chỗ xuất phát.
Tại sao khi bị bịt mắt – hoặc không nhìn thấy gì – ta lại đi vòng tròn? Lý do là các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người không đối xứng với nhau, có nghĩa là bên phải và bên trái của ta không hoàn toàn cân bằng với nhau. Cụ thể là trái tim bên trái, lá gan ở bên phải. Ngay cả cột sống của ta cũng không đối xứng nữa. Cột sống đâu có hoàn toàn thẳng. Căp đùi, cặp giò của ta coi vậy mà mỗi bên mỗi khác nhau. Tất cả những điều này có nghĩa là cơ cấu các bắp thịt trong cơ thể con người không đối xứng hoặc không hoàn toàn cân bằng với nhau. Các bắp thịt (bắp cơ) bên phải khác với bắp thịt bên trái, điều này tác động đến cử động đi bộ của ta, đến dáng đi của ta. Nhắm mắt thì sự kiểm soát dáng đi của ta là do các bắp thịt, cấu trúc của thân thể và lực của một bên (bên mạnh hơn?) sẽ hướng bước chân của chúng ta về phía yếu hơn. Do đó mà ta đi vòng tròn.
Cũng nên biết rằng không phải chỉ có bắp thịt của cặp đùi, cặp giò mới có bên mạnh bên yếu mà cả bắp thịt đôi cánh tay cũng vậy. Người ta đã thử bịt mắt một người lái xe và bảo người đó cố lái theo đường thẳng. Nhưng chỉ hai mươi giây đồng hồ sau thì bất cứ ai cũng đều lái trệch hết. Do đó, khi đi bộ và nhất là khi lái xe thì cố mở mắt to ra mà nhìn thì mới đi thẳng được.