Tại sao tằm chỉ ăn lá dâu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum vốn cây dâu từ xưa đã mọc xanh tốt quanh năm ở vùng nhiệt đới ẩm, về sau đến vùng ôn đới mới thành cây rụng lá. Trên cây dâu vốn có nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có tằm ăn lá. Do ký sinh lâu dài trên cây dâu nên tằm đã thay đổi thói quen ăn nhiều loài thực vật, biến thành chỉ thích ăn lá dâu.

Mùi vị cây dâu rất quen thuộc với chúng. Tằm có bộ máy khứu giác và vị giác rất nhạy, phân biệt được mùi vị lá dâu để kiếm mồi.

Tại sao tằm ăn lá xanh lại nhả tơ trắng? Lá dâu sau khi bị tằm ăn sẽ bị dịch tiêu hóa của tằm tiêu hóa các chất như protein, chất béo, đường… sau đó qua quá trình biến hóa phức tạp thành vật chất của tự bản thân tằm, phần lớn bị tiêu hao cho sự hoạt động của tằm, phần còn lại thông qua tuyến tơ chế thành chất protein như tơ tố, tơ keo (chất tơ và keo tơ), đó là tơ tằm. Một ngàn con ngài ở thời kỳ ấu trùng ăn hết 25- 30 kg lá dâu, nhả ra tơ chỉ có 0,5kg. Tằm nhả tơ ở lỗ nhả tơ giữa hàm dưới, dịch thể tơ gặp không khí bị đông nhanh lại thành tơ. Mỗi sợi tơ là do hai nhánh sợi

Vòng sinh sống của ngài tơ kết hợp lại. Mỗi nhánh tơ lại do từ 50-150 sợi nhỏ li ti hợp lại, bọc ngoài sợi tơ là keo tơ khó tan trong nước, chất nền và sắc tố… Một con tằm có thể nhả tơ dài từ 1500 đến 3000m. Tơ tằm có chất lượng tốt như dai, co giãn, mảnh, nhẵn, mềm, sáng… là hàng dệt cao cấp. Tằm nhả tơ liền một mạch cho nên phòng nuôi tằm cần yên tĩnh.

Tại sao tằm tự quấn bọc thành kén? Đó là tằm tự bảo vệ mình. vì thời kỳ kén là thời kỳ chuyển ngoặt rất quan trọng, nhiều bộ phận phải mất đi, nhiều bộ phận cần cải tạo, nhiều bộ phận mới xuất hiện, nhưng tất cả đều là thay đổi trong thân mình; bên ngoài nhộng vẫn bình thường nhưng thực chất thời kỳ nhộng có nhiều biến đổi quan trọng, nếu không có kén bảo vệ khi bên ngoài có nhiều kẻ địch thì khó tồn tại. Cho nên “làm kén tự bọc” chính là kết quả chọn lựa tự nhiên trong quá trình tiến hóa lâu dài của tằm.

Tại sao ngài không ăn không uống? Nhộng thường mọc lông vào buổi sáng sớm. sau khi ngài cái ngài đực giao phối đẻ trứng, ngài đực chết nhanh, ngài cái đẻ trứng được 3-4 ngày thì cũng chết. Đó là do bộ phận tiêu hóa của ngài đã thoái hóa cực độ, không thể kiếm lấy đồ ăn được. Chất dinh dưỡng trong thân mình qua nhả tơ và đẻ trứng đã tiêu hóa hết sạch rồi, thế là nó chết. sau khi ngài chết, chúng để lại từ 400-600 trứng thụ tinh. Các trứng này lại tiếp tục nở và bắt đầu một thế hệ mới.