Tại sao trên đỉnh núi lạnh hơn ở dưới thấp?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Bầu khí quyển của chúng ta chia làm hai tầng khác nhau rõ rệt. Những tầng chính là hạ tầng khí quyển, tầng bình lưu, tầng điện ly. Tất cả kết hợp thành một lớp giống như một tấm chăn dày hàng trăm cây số.
Hạ tầng khí quyển là tầng đáy của bầu khí quyển. Chúng ta sống trong ấy. Ranh giới trên của hạ tầng khí quyển vào khoảng 11.000m so với mặt đất đai những vĩ tuyến ôn đới (ranh giới này cao hơn ở vùng xích đạo và thấp hơn ở vùng địa cực).
Những thiết bị mang theo trên khí cầu đã chứng minh là nhiệt độ hạ xuống đều đặn trong hạ tầng khí quyển. Càng lên cao vào hạ tầng khí quyển, nhiệt độ càng xuống thấp. Cứ lên cao 300m, nhiệt độ hạ xuống 20C.
Vì vậy, khi trèo lên đỉnh núi, chúng ta càng tiến vào hạ tầng khí quyển. Khi leo lên đỉnh một ngọn núi có độ cao chừng 1 cây số rưỡi, nhiệt độ sẽ lạnh hơn 80C với những đỉnh núi cao hơn 8.000m, thì sẽ lạnh biết bao! Nhiệt độ lạnh nhất ở hạ tầng khí quyển là 600C dưới không.
Không khí hơi ấm hơn khi ở gần mặt đất. Lý do là ánh nắng mặt trời chiếu vào trái đất, trái đất bốc hơi nóng làm ấm không khí. Mặt trời không trực tiếp làm nóng bầu khí quyển.
Ở tầng trên cùng, tầng điện ly, không khí loãng và những nguyên tử và phân tử bị bức xạ của mặt trời tấn công dồn dập. Ở cách mặt đất 240 cây số, nhiệt độ lên tới 1.6500C vào ban ngày.