Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị “chảy máu”?
Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng sẽ đi dạo trên cạn một đoạn, tiện thể tìm kiếm thức ăn luôn.
Các nhà động vật học khi quan sát hà mã hoạt động trên cạn, phát hiện ra một hiện tượng kì lạ. Đó chính là trên lớp da nhẵn bóng của hà mã, đôi khi sẽ thấm ra “máu” màu đỏ, khi “máu” càng ngày càng thấm ra thì toàn thân nó sẽ biến thành một màu đỏ thẫm.
Điều này làm cho các nhà động vật học cảm thấy rất nghi ngờ, không hiểu, tại sao hà mã lại có thể “chảy máu” không rõ nguyên nhân vậy?
Thông qua nghiên cứu và quan sát kĩ, bí mật “chảy máu” của hà mã đã được mở ra. Hoá ra, da của hà mã rất dày, rất sáng, nhưng không có tuyến mồ hôi, không giống như loài người thông qua việc toát mồ hôi để hạ thấp nhiệt độ cơ thể và làm cho da ẩm ướt. Khi hà mã ngâm trong nước, thiếu chức năng chảy mồ hôi, nhưng không ảnh hưởng gì tới nó. Chỉ khi trên cạn, sau khi da thiếu hàm lượng nước có thể dẫn đến nứt ra, lúc này, hà mã phải thông qua “chảy máu” để bù đắp lượng nước.
Trên thực tế, chất màu đỏ này không phải là máu, mà là một loại thể dịch đặc biệt màu đỏ được da tiết ra. Tác dụng của nó giống như sơn được bôi lên bề mặt dụng cụ trong nhà, có thể bảo vệ được da, ngăn chặn được sự nứt da.