Tại sao trùng đàn vĩ lại nhảy giỏi?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Trùng đàn vĩ lại nhảy giỏi vì phần bụng có bộ máy bật nảy, bao gồm: ống bụng, bộ nắm giữ và bộ bật, đều từ chân bụng mà ra. ống bụng mọc ở mặt bụng khúc thứ nhất; bộ nắm giữ mọc ở khúc thứ ba, thành dạng móc câu nhỏ; bộ bật phân chạc mọc ở phía sau mặt bụng khúc thứ tư. Thông thường trùng cong về phía trước kẹp ở móc nắm giữ, lúc đó phần cơ bản của bộ bật phân chạc sinh ra một lực căng rất mạnh, khi nhảy, do cơ bắp duỗi dài, móc nắm giữ nhả ra, bộ bật hạ nhanh về phía sau tạo lực cho thân bật nhảy lên không trung. Kết cấu bật nhảy và cách bật nhảy như vậy hiếm thấy ở côn trùng. hiện nay đã biết tới 2000 loài côn trùng bộ đàn vĩ, chúng rải rác ở khắp nơi, từ mặt đất đến sâu dưới mặt đất chín tấc. Bộ đàn vĩ không có quan hệ nhiều đến con người, song do thân mình nhỏ nên khó phát hiện; loài trùng nhỏ này có một giá trị nhất định trong việc nghiên cứu tiến hóa của côn trùng.