Tên của các ngày trong tuần theo Âu Mỹ?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 1 – Arkady Leokum

Thời xa xưa không có tên các ngày mà chỉ có tên các mùa. Lúc đó con người còn chưa chia thời gian ra thành những tuần lễ (week). Thời đó người ta mới chỉ chia thời gian một năm thành các khoảng bằng một tháng. Như vậy thì có quá nhiều tên cho mỗi ngày trong tháng. Nhưng khi con người hình thành các đô thị, họ muốn ấn định những ngày nhất định trong tháng để họp chợ, trao đổi hàng hóa. Có khi các ngày phiên chợ được ấn định cách nhau mười ngày, có khi bảy ngày, có khi năm ngày. Người Babylon ấn định mỗi phiên chợ cách nhau bảy ngày. Trong ngày này họ không làm việc mà tụ hợp với nhau để trao đổi hàng hóa hoặc cử hành nghi lễ tôn giáo.

Người Do Thái cổ cũng theo gương đó nhưng dành ngày thứ bảy cho mục đích tôn giáo. Cứ như vậy mà tuần lễ được thành lập. Thời gian của một tuần lễ là thời gian giữa hai phiên chợ. Người Do Thái cổ chỉ đặt tên cho một ngày trong tuần: ngày Sabbath, còn các ngày kia gọi theo thứ tự thứ hai, thứ ba…

Khi người Ai Cập chấp nhận sự phân chia khoảng thời gian tuần lễ thì gọi tên cho các ngày bằng: mặt trời, mặt trăng, và tên của năm hành tinh. Người La Mã cổ sử dụng cách gọi tên trong ngày của người Ai Cập: ngày của Mặt trời, ngày của Mặt trăng, ngày của sao Hỏa, của sao Thủy, của Jupiter, của Venus, và của Saturn.

Người Âu thuộc dòng Anglo-Saxon (Anh-đức…) chỉ dùng có một vài tên của La Mã, còn lại họ gọi theo tên thần linh của họ. Bởi vậy ngày của Mặt trời là Sannandaeg hay là Sunday, ngày của mặt trăng là Monandaeg hay là

Monday. Người La Mã gọi ngày của thần Mars (thần chiến tranh) thì người Anglo-Saxon gọi là Tiw, từ đó mà Tiwesdaeg và thành ra Tuesday. Người La Mã gọi thần Mercury (Thủy thần) thì người Anglo-Saxon gọi là thần Woden, từ đó mà ra Wednesday. Người La Mã gọi thần Jupiter (thần sấm) thì người Anglo-Saxon gọi là thần Thor, từ đó ra Thursday. Vợ của thần Odin thần của người Anglo-Saxon tên là Frigg được đặt cho ngày kế của ngày thần Jupiter nên có ngày Friday. Và người La Mã là thần Saturn thì người Anglo-Saxon gọi là Saeternsdaeg từ đó ra Saturday.

Thời gian một ngày thường được tính từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Người La Mã kỹ hơn nên kể một ngày bắt đầu từ nửa đêm hôm nay đến hết nửa đêm hôm sau. Ngày nay, chúng ta theo cách tính này.