thân nhiệt của loài vật có giống nhau không?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum

Khi đi từ miền này sang miền kia, ta thấy nhiệt độ quanh ta thay đổi: miền này nóng, miền kia lạnh. Như vậy thì thân nhiệt của ta cũng thay đổi? Không, nó không thay đổi! ta được xếp vào loại “máu nóng” (homeothermic). trong loại này bao gồm tất cả những động vật máu nóng như các giống thú có vú, các giống gia súc, gia cầm và chim.

Nhưng cũng có động vật thay đổi thân nhiệt theo nhiệt độ môi trường sống. Những động vật này được gọi là loại “biến nhiệt” (poikilothermic). Loại này bao gồm các giống sâu bọ, rắn, thằn lằn, rùa, ếch, cá. thân nhiệt của loại này có khuynh hướng thấp hơn một chút so với nhiệt độ môi trường, loại này cũng còn được gọi là “máu lạnh”. ta biết thân nhiệt bình thường của con người là 370C. Nhưng cũng có khi thân nhiệt của ta thay đổi mà ta vẫn bình thường. Chẳng hạn, thân nhiệt con người thấp nhất vào lúc 4h sáng. Nhiệt ngoài da thấp hơn nhiệt nội tạng. thân nhiệt tăng lên trong khoảng một hay hai tiếng sau bữa ăn. Khi vận động cơ bắp nhiều, thân nhiệt cũng tăng lên. Uống rượu, nhiệt nội tạng hạ xuống. thân nhiệt của động vật thay đổi theo hạng mức từ 360C ở con voi lên đến 400C nơi những con chim nhỏ. Sau đây là bảng liệt kê thân nhiệt của một vài sinh vật. thân nhiệt từ 360C đến 37,50C: người, khỉ, lừa, ngựa, chuột và voi. từ 370C đến 38,50C: gia súc, cừu, chó, mèo, thỏ, heo. từ 38,50C đến 400C: gà tây, ngỗng, vịt, cú, bồ nông, kên kên. từ 400C đến 41,50C: bồ câu, gia cầm và nhiều giống chim nhỏ.

Như con người, động vật có cách để điều hòa thân nhiệt hầu giữ cho thân nhiệt luôn ổn định. Những loài vật nào không đổ mồ hôi để giải nhiệt thì dùng cách thở. Bởi vậy bạn mới thấy những con chó lè lưỡi thở hào hển vào những ngày nóng bức.