Thế nào là biển trong đất và biển vùng ven?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum “Biển trong đất” là chỉ biển ăn sâu vào trong lục địa hoặc ở giữa các mảnh lục địa nên mới gọi là biển trong đất. Người ta quen đem biển trong đất chia ra hai loại: biển giữa các vùng đất và biển trong đất.
Biển giữa các vùng đất ở giữa các mảnh đại lục, có độ sâu lớn, chỉ có đường eo nhỏ hẹp nối liền với đại dương, thuộc loại biển kiểu phong tỏa. Thí dụ: Địa Trung Hải nằm ở giữa ba đại lục Âu, Á, Phi; độ sâu bình quân là 1500m, độ sâu lớn nhất là 4600m, nối thông với Đại Tây Dương qua eo biển Gibraltar.
Biển trong đất lấn sâu trong đại lục, độ sâu nhỏ, chịu nhiều ảnh hưởng của đại lục, tính chất của nước thay đổi từng mùa rõ rệt, loại biển này gọi là nội hải. Như: Bột Hải của Trung quốc là nội hải, (ND: vùng biển giữa bán đảo sơn Đông và bán đảo Liêu Đông) ba mặt Bắc, Nam, Tây là đất liền. Cửa Bột Hải ở phía Đông nối thông với Hoàng Hải, độ sâu bình quân chỉ có 18m, độ sâu lớn nhất khoảng 70m.
Do ở vùng ven đại lục nên mới có tên gọi là “biển vùng ven”. Một bên của biển vùng ven là đại lục, còn một bên là đại dương, lấy bán đảo, quần đảo, đảo làm ranh giới. Bên phía đại lục chịu nhiều ảnh hưởng của đại lục, tính chất của nước không ổn định, còn bên phía đại dương thì tính chất và chuyển động của nước tương đối ổn định.
Có một số biển vùng ven một bên là đại lục, còn một bên lại không có đảo, quần đảo làm ranh giới để tách với đại dương, như biển Na Uy ở phía Tây Bắc Âu, biển Greenland ở phía Đông đảo Greenland, biển Đông Siberia ở phía Đông đảo Siberia nước Nga, đều thuộc loại biển vùng ven này.