Thềm lục địa là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Đáy biển nông của vùng ven biển gọi là bãi nông đại lục hoặc gọi là thềm lục địa. Bãi này là đại lục lấn ra biển, phạm vi của nó bắt đầu từ đường ven biển, với độ dốc hết sức thoai thoải kéo dài đến sườn dốc của đáy biển. Cho nên, thềm lục địa là phần đất của lục địa lấn ra biển, cũng là một bộ phận của biển ở phía dưới đường ven. Có người gọi thềm lục địa là dải đất đan xen giữa lục địa và biển.

Xét về sự hình thành lòng chảo biển: sườn dốc của tiền duyên thềm lục địa là chỗ giao tiếp giữa lục địa và lòng chảo biển, phía trên sườn dốc là một chỉnh thể với lục địa, còn phía dưới là một chỉnh thể với lòng chảo biển. Do đó, thềm lục địa là bộ phận hợp thành của lục địa nhưng nó không phải là lục địa thông thường mà là lục địa lấn ra biển.

Xét về phạm vi biển: đường ven là đường phân chia giữa lục địa và biển, cho nên, thềm lục địa là quá độ của lục địa lấn ra biển, vừa là “dải đất quá độ” của biển lấn vào lục địa.

Chiều rộng bình quân của thềm lục địa trên thế giới là 10km, rộng nhất tới 1500km; độ sâu nước biển thường nhỏ hơn 200m, nhưng ở phần ven có thể tới khoảng 600m. Độ dốc của thềm lục địa rất thoai thoải, cứ 1000m kéo dài mới hạ thấp xuống không đến 2m.

Trên thềm lục địa cũng có gò đồi, đất lõm, khe rạch… Thí dụ: sông lớn chảy ra cửa biển, do bùn cát đổ ra biển tích tụ lại ở đáy biển hình thành “gò cát dạng đồi”. Giữa đồi cát này có thể hình thành “vùng

Đáy biển lõm bãi nông”. Do thềm lục địa là một bộ phận của lục địa, có lúc nó theo sự nhô lên của lục địa, vốn là một đồi cát tích tụ lại ở cửa sông, cũng có thể là một khe rạch nông do nước sông đổ ra mà tạo nên.

Một hai chục năm gần đây, thăm dò trên thềm lục địa người ta thấy có rất nhiều nguồn khoáng sản như dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, thép… Đến hơn 20 loại. Ngày nay, người ta đã biết rõ trữ lượng dầu mỏ ở đó chiếm hơn 1/3 tổng trữ lượng dầu mỏ trên trái đất. Những bãi cá nổi tiếng trên thế giới phần lớn là ở thềm lục địa.