Thời tiết có quan hệ gì với chiến tranh?
Trong “Tam quốc diễn nghĩa” Khổng Minh mượn gió đông hoả thiêu trận Xích Bích. Câu chuyện kể lại Khổng Minh sau Đông chí mượn luồng gió lạnh tràn xuống phía nam, luồng khí áp cao tràn ra biển, Trung và Hạ lưu Trường Giang nổi lên gió đông nam, mượn luồng gió này để hoả công doanh trại T ào T háo, lấy ít thắng nhiều, gây cho quân T ào đại bại.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, năm 1941 quân Nhật đánh lén T rân Châu Cảng, hạm đội Nhật đã men theo đường hàng hải phía bắc ở Bắc vĩ độ 40 (gió tây thổi mạnh xuống, khí áp thấp hoạt động mạnh) tránh được mạng lưới cảnh giới của quân Mỹ, hơn nữa trước đó Đài khí tượng Nhật đã dự báo thời tiết dài ngày trên chuyến hàng hải cho nên họ chọn kịp thời tiết tốt nhất để tấn công. Lúc đó hạm đội Nhật chỉ cách phía bắc T rân Châu Cảng 200 hải lý, cả hai mặt hải quân và không quân xuất kích mạnh mẽ, chỉ hai giờ sau khiến cho hạm đội T hái Bình Dương của Mỹ bị thất bại to lớn. Hồi đó đầy trời là những đám mây yểm trợ cho máy bay Nhật, cao xạ pháo của Mỹ không thể nào bắn trúng. Xong sự việc quân Mỹ thừa nhận: “Người Nhật có đài khí tượng rất xuất sắc và họ đã tận dụng nó một cách khéo léo”.
Ngày 9 tháng 8 năm 1945 khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, vì dự báo thời tiết không chính xác nên khi máy bay bay đến khu công nghiệp quân sự của Nhật như kế hoạch thì phát hiện rất nhiều mây, tìm không được mục tiêu, buộc phải bay đến vùng khác. Nhưng ở vùng này sương mù cũng rất nặng, không tìm thấy mục tiêu. Đang lúc lúng túng thì bỗng nhiên các đám mây tan ra, phi công nắm chắc thời điểm đó, tìm được mục tiêu và ném bom xuống.
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến súng cao xạ càng rõ rệt hơn. Sức cản đầu đạn bay là do ảnh hưởng của mật độ và nhiệt độ không khí. Gió lớn cũng làm cho đầu đạn bay sai lệch. Ví dụ cao xạ pháo 100 mm khi bắn nếu gặp phải tốc độ gió bay ngược lại 10 m/s thì cự ly chiều ngang sẽ bị rút ngắn 140 m, đầu đạn đi lệch sang trái hoặc sang phải 114 m.
Năm 1943 – 1945 Nhật lợi dụng khinh khí cầu ở độ cao nhất định và gió hơi lệch về phía tây ném bom napan sang quân Mỹ đã gây nên những trận cháy rừng lớn. Ban đầu người Mỹ không biết lửa từ đâu đến. Về sau căn cứ kết quả nghiên cứu thời tiết mới tỉnh ra sự thật này.
T hiết kế và bắn tên lửa cũng liên quan mật thiết đến điều kiện khí tượng. Ngày 24 tháng 3 năm 1999 khối Nato do Mỹ đứng đầu đã tiến hành không kích Nam T ư. T rước khi ném bom, T ổng thống Mỹ Bin Clintơn dựa vào những vũ khí tinh xảo nắm trong tay tuyên bố trong hai ngày bắt Nam T ư phải khuất phục. Nhưng không kích hơn một tháng, khối Nato đã bắn hàng nghìn quả tên lửa, kết quả chỉ phá huỷ được 20% mục tiêu, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là trên bầu trời Nam T ư mây mù dày đặc, cho nên dù máy bay và tên lửa rất hiện đại nhưng cũng không thể đạt được hiệu quả như dự kiến.
Có những lúc con người muốn lợi dụng điều kiện khí tượng làm vũ khí giết người hàng loạt. Ví dụ dùng phương pháp mưa nhân tạo để tạo nên mưa bão lớn, làm sập đổ cầu cống, đường sá của đối phương. Có người còn định gây mưa nhân tạo axit, nhằm làm cho đại pháo, xe tăng của đối phương vì hoen gỉ mà hư hỏng, thậm chí có người còn dự định phá một lỗ thủng tầng ozon để cho tia tử ngoại Mặt T rời giết chết đối phương.
Từ đó có thể thấy thời tiết có ảnh hưởng nhất định đối với chiến tranh. Cho dù là chiến trận cổ đại, hiện đại hay chiến tranh hạt nhân đều liên quan đến thời tiết. T ác phẩm bàn về chiến lược, chiến thuật nổi tiếng “Binh pháp T ôn T ử” đã xem yếu tố thời tiết là một trong năm yếu tố quyết định thành bại của chiến tranh.
T ừ khoá: Thời tiết quân sự.