TÌM RA DẤU VẾT VỀ TRIỀU ĐẠI PHARAON RAMSES II
Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh
Việc phát hiện ra một tấm đá khắc chữ miêu tả chi tiết mối quan hệ ngoại giao giữa người Ai Cập và Hittite cổ đại, vào thế kỷ XIII TCN, có thể là đầu mối tìm ra dấu vết về vua Ramses II, vốn bị mất tích từ lâu.
Được một nhóm khảo cổ người Đức tìm thấy tại Quantir, cách Cairo 120 km về phía Đông Bắc, tấm đá có từ thời kỳ trị vì của Pharaon Ramses II (1298-1235 trước Công nguyên) và khẳng định thủ phủ của ông, Pi-Ramses, nằm ở đồng bằng sông Nile. “Đây là lần đầu tiên một bản ghi chép đã được tìm thấy ở thủ phủ của triều đại Ramses II và khẳng định vị trí của Pi-Ramses”, nhà khảo cổ Mohammad Abdul Aksud tuyên bố.
Tấm đá có kích thước không to và bị hỏng nặng, trên đó có khắc 11 dòng chữ do triều đình Anatolian Hittite gửi cho vua Ramses II. Nó ra đời ngay sau khi hoàng đế Ai Cập và Hittite lập lại hòa bình vào năm 1287 sau nhiều năm giao chiến. Tấm đá khắc chữ hình nêm, loại chữ được người Sumeria sáng tạo vào năm 3.300 trước Công nguyên và được sử dụng trên khắp Trung Đông cho đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Khu khai quật tại Roman Forum
Các nhà khảo cổ cho biết tấm bảng này tương tự những tảng đá cũng khắc chữ hình nêm được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ ở Tell Al-Amarna, miền nam Ai Cập. Tell Al-Amarana là thủ phủ trong thời kỳ cai trị của vua Akhenaton (1372-1354 trước Công nguyên). Vua Akhenaton được lịch sử ghi nhận là đưa vương quốc của mình chuyển sang Đạo một thần, thờ thần mặt trời Zeus.
Các nhà khảo cổ hy vọng tấm bảng ở Quantir có thể dẫn tới việc phát hiện một ngôi đền ở cùng khu vực, nơi Ramses II cho xây dựng thủ phủ. Ramses II đã cưới công chúa Hittite để duy trì hòa bình với đế chế Anatolian, từ đó tập trung sức mạnh vào vùng Lưỡng Hà, nơi triều đại Assyrian đang bị suy vong.