Tính chất của phép nhân – Tổng hợp lý thuyết dễ hiểu nhất
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Tính chất của phép nhân là bài tổng hợp, giúp nâng cao kiến thức đại số. Đồng thời làm phong phú thêm những dạng toán với tích. Đó là những bài cơ bản các em học sinh đã được học trước đây. Hôm nay, hãy tổng hợp lý thuyết tính chất của phép nhân. Đồng thời hướng dẫn các em học sinh giải các bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 6 nhé!
Tổng hợp lý thuyết tính chất của phép nhân
Ở hai bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về Nhân hai số nguyên cùng dấu và Nhân hai số nguyên khác dấu. Trong những bài tiếp theo đây, để mở rộng thêm về dạng toán. Đồng thời cũng để nâng cao độ khó cho các dạng bài tập. Chương trình toán học lớp 6 tiếp tục với bài tổng hợp tính chất của phép nhân.
Trong phép nhân, xét mối quan hệ giữa các thừa số, ta tổng hợp được 3 tính chất sau:
Tính chất số 1: Tính chất giao hoán
Trong một tích, các thừa số có thể đổi vị trí cho nhau linh hoạt. (Kèm theo dấu của thừa số đó)
Với a, b € ℤ, ta có: a . b = b . a
Tính chất số 2: Tính chất kết hợp
Trong một tích, có thể kết hợp 2 thừa số bất kỳ với nhau
Với a, b, c € ℤ, ta có: a .(c.b) = (a.c) .b
Tính chất số 3: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Ta có: Với a, b, c € ℤ, ta có: a.(c+b) = ac+ ab
Tương tự, đối với phép trừ, ta có:
Ta có: Với a, b, c € ℤ, ta có: a.(c-b) = ac- ab
Tổng hợp lý thuyết tính chất của phép nhân
Phương pháp giải bài tập về tính chất của phép nhân
Nhờ tính chất kết hợp, ta có thể nhắc đến tích của nhiều số nguyên khác nhau.
Ví dụ: a. b. c = (a. b). c = a. (b. c)
Nhờ các tính chất giao hoán và kết hợp. Khi thực hiện tích của nhiều số nguyên, ta có thể:
Thay đổi vị trí của các thừa số trong tích.
Nhóm các thừa số trong tích một cách tùy ý. Để có thể phù hợp với cách tính.
Chú ý về tích của các thừa số nguyên âm:
Tích một số chẵn thừa số nguyên âm là một số có dấu +
Tích của một số lẻ thừa số nguyên âm là một số có dấu –
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất của phép nhân
Bài 90 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1):
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất của phép nhân
Bài 91 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1):
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất của phép nhân
Bài 92 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1):
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất của phép nhân
Bài 93 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1):
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất của phép nhân
Bài 94 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1):
Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Tính chất của phép nhân
Rèn luyện thói quen tốt, để con phát triển tư duy toán học
Bí quyết để học tốt toán học không chỉ đối với toán lớp 6. Mà còn là bộ môn toán trung học phổ thông nói chung là sự tập trung. Tuy nhiên, mất tập trung lại là một vấn đề gây khó khăn cho cả những học sinh xuất sắc nhất. Để giải quyết vấn đề này, giúp các con nâng cao trình độ toán học. Vietlearn tổng hợp một vài bí quyết dưới đây:
Loại bỏ những suy nghĩ ngoài lề ra khỏi thời gian học tập
Trong đời sống cũng như trong quá trình học tập, các con sẽ bị những suy nghĩ vụn vặt làm mất tập trung. Để loại bỏ những điều đó là không đơn giản. Đặc biệt là với trẻ lớp 6 – trong khoảng thời gian thay đổi tâm lý. Bên cạnh việc học tập, 11 tuổi là độ tuổi con có thêm những mối quan tâm ngoài lề khác. Ví dụ như chuyện bạn bè, áp lực tâm lý, … Thậm chí, có trẻ đã xuất hiện biểu hiện của việc yêu sớm. Trẻ dễ dàng bị thu hút bởi các bạn khác giới. Và những suy nghĩ mới lạ ấy sẽ là rào cản ngăn bước trẻ giữ tập trung trong học tập. Việc này nếu kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của con ở trường.
Loại bỏ những suy nghĩ ngoài lề ra khỏi thời gian học tập
Không chỉ các em học sinh, ba mẹ cần đặt một sự quan tâm đúng mức cho trẻ ở giai đoạn này. Hãy giữ cho con sự tập trung bằng cách để con hiểu rằng. Các con chính là người điều khiển suy nghĩ của chính mình. Vì vậy, các con hoàn toàn có thể tự mình loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Những điều làm ảnh hưởng đến việc học của bản thân. Những vấn đề cuộc sống khác, các con có thể nghĩ tới sau. Khi đã hoàn thành tất cả bài tập phục vụ cho việc học tập của con.
Thay đổi phương pháp học tập
Phương pháp học tập không phù hợp có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra việc mất tập trung của con. Trên thực tế, phương pháp học được áp dụng nhiều nhất là đọc. Thông thường, khi muốn học một dạng toán hay một lượng kiến thức mới. Các em học sinh thường có xu thế mở sách vở ra và đọc. Đó là một phương pháp hay, không tốn quá nhiều thời gian. Cung cấp kiến thức chính xác và đem lại kết quả ngay lập tức.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều phương pháp học tập này. Vì như vậy, não bộ không được làm quen với các phương pháp học tập khác nhau. Điều này có thể gây ra cảm giác nhàm chán và ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
Thay đổi phương pháp học tập
Muốn khắc phục điều này, các con nên thay đổi phương pháp học tập thường xuyên. Ví dụ, các con có thể thử phương pháp lắng nghe, xem video clip, ghi chép,…
Lời kết:
Trên đây là tổng hợp lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập chủ đề nhân hai số nguyên khác dấu cho các em học sinh lớp 6. Bên cạnh đó, Vietlearn cũng đưa ra một vài bí quyết nhỏ giúp các con tập trung tốt hơn, nâng cao năng lực học toán. Để biết thêm nhiều bí quyết hơn. Mời phụ huynh và các con tham khảo thêm các bài viết khác của Vietlearn trong mục toán học lớp 6 nhé! Chúc các con học tốt chương trình toán lớp 6!
Học Toán 6 tại Vietlearn: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố