Tính chất hóa học của muối lớp 9 – Các dạng bài hay gặp
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Trong đời sống, khi nói đến muối thì đó là một loại gia vị có vị mặn. Công thức của muối ăn là NaCl (Natri Clorua). Tuy nhiên, đối với hóa học, muối có nhiều loại khác nhau, cơ chế tạo ra muối trong hóa học là từ một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc cation NH4+ và liên kết với một hay nhiều gốc axit khác nhau. Vậy tính chất hóa học của muối là gì?
Bài 9 tính chất hóa học của muối
Tính chất hóa học của muối lớp 9 như thế nào?
Muối có thể làm đổi màu chất chỉ thị màu
Quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi:
Muối có tính axit;
Khi kim loại yếu kết hợp với gốc axit mạnh.
Quỳ tím chuyển sang màu xanh khi:
Muối có tính bazo mạnh hơn;
Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit yếu.
Quỳ tím không chuyển màu khi:
Muối trung tính;
Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit mạnh hoặc tính chất của cả 2 ngang bằng nhau.
Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn
Khi muối tác dụng với kim loại
Muối tác dụng với kim loại sẽ tạo nên muối mới và kim loại mới.
Ví dụ minh họa:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
Khi muối tác dụng với axit
Muối khi tác dụng với axit sẽ tạo thành axit mới và muối mới. Tuy nhiên, nếu thành phẩm của phản ứng khi tạo ra là axit yếu thì không thể tồn tại được mà sẽ tự chuyển hóa thành chất khác bền hơn.
Ví dụ minh họa:
AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Khi muối tác dụng với muối
Khi 2 muối tác dụng với nhau sẽ tạo nên 2 loại muối mới.
Ví dụ minh họa: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Phản ứng này làm xuất hiện kết tủa trắng do AgCl sinh ra.
Tính chất hóa học của muối
Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12
Khi muối tác dụng với bazơ
Muối mới và bazo mới sẽ được tạo ra khi muối phản ứng với bazơ.
Ví dụ minh họa: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
Phản ứng hủy muối
KClO3, KMnO4, CaCO3, là những loại muối dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Ví dụ minh họa:
2KClO3 t0→ 2KCl + 3O2
CaCO3 → CaO + CO2
Tính chất hóa học của muối Axit
Theo định nghĩa trong Sách Giáo Khoa, muối axit vừa sở hữu tính chất của axit đồng thời sở hữu tính chất của muối. Vì thế khả năng tham gia phản ứng của muối axit cũng đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chương trình tính chất hóa học của muối lớp 9 vẫn chưa tìm hiểu chuyên sâu về muối axit.
Tính hóa học của muối axit
Tính chất hóa học của muối NaCl
Muối NaCl là chất điện li cực mạnh, có khả năng phân li hoàn toàn trong nước, tạo ra các ion âm và ion dương.
Do là muối của bazơ khá mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính, vì thế NaCl tương đối trơ về mặt hóa học.
NaCl có thể tác dụng với Ag+: NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3 (đây cũng là phản ứng trao đổi).
Tác dụng với nước để tạo ra HCl.
Các phản ứng trao đổi trong dung dịch của muối
Phản ứng trao đổi là gì?
Đây là phản ứng hóa học mà trong đó 2 hợp chất tham gia trao đổi với nhau thành phần cấu tạo nên chúng để tạo ra những hợp chất mới.
Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra
Phản ứng trao đổi trong hóa học chỉ có thể xảy ra khi sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc là chất khí.
Ví dụ minh họa:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng này không thể xảy ra.
Lưu ý: Phản ứng trung hòa cũng là loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra. Ví dụ minh họa: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn
Ứng dụng tính chất hóa học của muối để giải bài tập
Cách giải bài tập chất dư, chất hết trong phản ứng của muối
Do tính chất hóa học của muối khá phức tạp, vì thế các bạn học sinh cần phải làm bài tập thật nhiều để ghi nhớ lý thuyết lâu hơn.
Dạng bài: Chất dư chất hết
Bước 1: Tính số mol mỗi thấy tham gia phản ứng.
Bước 2: Ta có 2 tỉ lệ:
A= mol chất X trong đề bài/ hệ số chất X trong phản ứng
B= mol chất Y trong đề bài/ hệ số chất Y trong phản ứng
=> So sánh A và B, số nào có giá trị nhỏ hơn thì chất đó đã phản ứng hết.
Bước 3: Tính lượng các chất khác theo phản ứng hết.
Bước 4: Tính lượng chất dư bằng cách lấy lượng chất ban đầu trừ đi lượng chất đã tham gia phản ứng.
Các dạng bài tập thường gặp về tính chất hóa học của muối
Dạng bài nhận biết chất
a/ Hãy nhận biết 3 ống nghiệm có chứa NaCl, NaOH, Na2SO4 bằng phương pháp hóa học.
b/ Có 6 lọ mất nhãn chứa các chất hóa học sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. hãy dùng quỳ tím để nhận biết.
Các dạng bài tập thường gặp
Dạng bài hoàn thành phản ứng hóa học
Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) và cho biết các phản ứng này có phải phản ứng trao đổi không
a/ MgCl2 + NaNO3 …
b/ MgCl2 + NaNO3 …
c)… + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
Dạng bài sơ đồ phản ứng
Dạng bài này xuất hiện khá nhiều trong các bài kiểm tra. Tuy nhiên, nếu làm được bài này, bạn sẽ có thể ghi nhớ được tất tần tật tính chất hóa học của muối.
a/ Fe(NO3)3 –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> FeCl3 –> Fe –> FeCl2 –> AgCl
b/ Na –> Na2O –> Na2SO3 –> NaCl –> NaOH –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> Fe2(SO4)3
Trên đây là kiến thức cô đọng nhất về tính chất hóa học của muối. Vì muối có tính chất khá đa dạng nên sẽ làm các bạn lúng túng khi làm bài tập, do đó hãy dành thời gian để làm bài tập nhiều hơn.
Các phương pháp nhận bi