Top 4 kỹ năng sống lớp 2 ba mẹ và bé nhất định phải biết
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Kỹ năng sống lớp 2 chưa được đưa vào nhà trường để trở thành một môn học chính thức. Tuy nhiên, bất kỳ đứa trẻ nào khi lên 7 cũng nên rèn luyện. Việc rèn luyện các kỹ năng sống không chỉ giúp trẻ nhiều công việc trong đời sống. Nó còn là bước bắt buộc phải trải qua để trẻ hoàn thiện hơn về nhân cách. Cùng Vietlearn tìm hiểu Top 4 kỹ năng sống lớp 2 ba mẹ và bé nhất định phải biết.
Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống lớp 2?
Khác với những gì bé được học trước đây. Khi bước vào lớp 2, trẻ không còn được săn sóc như ở trường mẫu giáo. Cũng đã phần nào gạt đi sự bỡ ngỡ khi bước chân vào bậc tiểu học. Thời điểm này thích hợp là bước đánh dấu cột mốc trẻ tự do thể hiện bản thân. Tuy nhiên, với những suy nghĩ non nớt và ở độ tuổi dễ học theo những thói xấu. Trẻ cần được định hướng lại một lần nữa để phân biệt được đúng – sai và học cách hành xử đúng mực.
Để giúp trẻ có thể tự tin phát triển được bản thân một cách tối đa. Trẻ cần phải có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 7 tuổi cũng là khoảng thời gian trẻ tiếp thu nhanh và dễ dàng uốn nắn. Vì vậy, ba mẹ có thể cho trẻ rèn luyện kỹ năng sống lớp 2 trong thời điểm này.
Vì sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ lớp 2
Thực tế việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
Hiện nay, theo xu thế phát triển chung của ngành giáo dục. Việc rèn luyện kỹ năng sống đã trở nên phổ biến hơn với ba mẹ và phụ huynh. Đặc biệt là ở bậc tiểu học, đây là cấp bậc cơ sở tạo tiền đề cho các bậc học cao hơn. Chương trình giáo dục phổ thông đã có chú ý đến công tác giảng dạy kỹ năng cơ bản trong đời sống. Đặc biệt là việc giảng dạy các kỹ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên, công tác tổ chức giảng dạy đã thực sự hiệu quả hay chưa? Có thể thấy trong thời gian qua, các cơ sở, đơn vị giáo dục vẫn còn đang lúng túng trong việc tổ chức. Và gặp nhiều khó khăn trong phổ cập giảng dạy cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Các tiết học được tổ chức dưới hình thức đối phó còn xuất hiện nhiều. Và quan trọng , các kỹ năng giảng dạy còn quá đặt nặng lý thuyết. Thiếu tính thực tế, khiến học sinh khó hình dung và áp dụng.
Như vậy, nhìn chung, công tác rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Mà cụ thể là rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ lớp 2 chủ yếu được áp dụng tại gia đình và các trung tâm. Vì vậy, ba mẹ nên chủ động trong việc giáo dục trẻ.
Xem thêm : Phụ huynh nên làm 6 điều sau để trẻ học tốt
Top 4 kỹ năng sống lớp 2 trẻ cần rèn luyện
Kỹ năng tự phục vụ
Ở độ tuổi này, trẻ có thể chưa làm được mọi việc. Tuy nhiên, ba mẹ có thể tạo điều kiện cho con luyện tập từ từ. Hãy để trẻ bắt đầu bằng những công việc đơn giản nhất, Khi trẻ đã quen thì tiếp tục với những công việc phức tạp hơn. Không chỉ tự phục vụ bản thân mình về vật chất, ba mẹ nên rèn luyện kỹ năng này cho trẻ cả về mặt tinh thần. Dần dần, trẻ có thể tự chau dỗi, rèn luyện và hình thành nên những thói quen tốt.
Ngay những ngày đầu, có thể trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng để trẻ có thể có được kỹ năng tự phục vụ tốt, ba mẹ không nên nản lòng. Hãy giúp đỡ, khích lệ tinh thần trẻ, không nên quát nạt.
Trẻ cần rèn luyện Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng quản lý thời gian
Lối sống tự do khi còn học ở trường mầm non và sự ham chơi của trẻ là một điều không dễ để thay đổi. Ba mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập làm quen với những thói quen mới. Bắt đầu từ việc đúng giờ, hãy giúp trẻ hoạt động theo thời gian biểu mỗi ngày. Quy định rõ ràng về thời gian chơi, thời gian học bài,… Dần dần trẻ sẽ có ý thức kỷ luật hơn với chính bản thân mình. Qua phương pháp này, trẻ sẽ biết quý trọng và sắp xếp thời gian của mình cho hợp lý.
Kỹ năng lắng nghe
Trong đời sống hàng ngày, lắng nghe là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, khi trẻ chưa rèn luyện được tính kiên nhẫn. Đôi khi trong giao tiếp, thiếu kiên nhẫn và luôn tìm cách thể hiện cái tôi sẽ khiến trẻ bỏ lỡ nhiều bài học quý giá. Vì vậy, ba mẹ cần giúp trẻ rèn luyện thật tốt kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Việc lắng nghe người khác nói sẽ giúp trẻ rèn luyện thêm khả năng tư duy về ngôn ngữ. Cũng như tăng thêm tính lịch sự cho cuộc giao tiếp.
Để trẻ có thể dễ dàng có được kỹ năng lắng nghe. Cách tốt nhất, ba mẹ nên làm gương cho trẻ từ những việc nhỏ nhất. Ví dụ như không ngắt lời của trẻ hay hạn chế tối đa những yếu tố âm thanh gây nhiễu hội thoại khi giao tiếp với trẻ. Để bé tiếp xúc nhiều hơn với không gian yên tĩnh cũng là một cách hay để trẻ yêu thích lắng nghe và giữ được bình tĩnh khi sử dụng ngôn ngữ.
Khám phá ngay : Phương pháp học tập siêu hiệu quả cho học sinh lớp 2
Kỹ năng sống lớp 2 giúp trẻ phòng ngừa tai nạn, thương tích
Kỹ năng sống lớp 2 giúp trẻ phòng ngừa tai nạn, thương tích
Ông bà ta có câu “Đừng để mất bò mới lo làm chuồng”. Tương tự như thế, đừng đợi trẻ gặp nguy hiểm mới cho trẻ được học về phòng ngừa tai nạn. Ngay từ đầu, ba mẹ và nhà trường nên tổ chức cho con tham gia những khóa học về phòng ngừa tai nạn. Hãy cho con hiểu về những tình huống nguy hiểm thông thường. Và những thứ có hại cho con. Từ đó có thể hướng dẫn trẻ cách phòng tránh cũng như cách ứng xử khi các trường hợp đó xảy ra.
Kho tài liệu học tập Miễn Phí – Vietlearn
Đặc biệt, trong kỹ năng này, điều quan trọng ba mẹ cần dạy trẻ là tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn. Trong một vài trường hợp nguy hiểm, trẻ sẽ không thể tự mính thoát ra khỏi tình huống đó. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ biết cầu cứu người khác không phải một hành động sai trái.
Lời kết
Bước sang một giai đoạn mới cũng là khi trẻ cần học tập và chau dồi thêm nhiều kỹ năng. Mong rằng qua bài viết trên, Vietlearn có thể giúp mẹ và bé hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống trong cuộc sống hàng ng