trâu bò nhai… “trầu”?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum từ thuở xa xưa, xa thăm thẳm, có nhiều giống vật đã không thể tự vệ một cách hữu hiệu trước kẻ thù mạnh hơn, dữ hơn. để sống còn, những giống vật này bèn “phát minh” ra một lối ẩm thực độc đáo. mỗi khi có thể được, chúng “ních” thật nhanh, thật nhiều vào bụng bằng cách nuốt chửng, không nhai nhấm gì ráo, để rồi còn chạy cho kịp, kẻo kẻ thù tới. đến nơi ẩn náu an toàn, có thì giờ, lúc đó chúng từ từ ói thức ăn nuốt vội ra để nhâm nhi, nhai lại. Lúc đó, chúng mới có thì giờ thưởng thức mùi vị thức ăn. động vật nhai lại ngày nay chính là hậu duệ của những động vật nuốt chửng ăn vội mà ta vừa nói. Hầu hết động vật có vú rất hữu ích cho con người đều thuộc loài nhai lại, chẳng hạn như trâu, bò, cừu, dê, lạc đà, lạc đà Nam mỹ (llama), hươu, sơn dương…
Cái gì làm cho các giống vật này có thể nhai lại thực phẩm đã nuốt? Bao tử của động vật nhai lại khá phức tạp, gồm năm ngăn là: dạ cỏ, túi tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và ruột non. mỗi dạ này có chức năng riêng trong việc tái chế thực phẩm. Khi được nuốt chửng vào, thực phẩm được vò sơ sơ rồi đưa vào chứa trong dạ cỏ là ngăn rộng nhất của bao tử. tại đó thực phẩm được làm cho ẩm và mềm rồi chuyển qua túi tổ ong. tại đây thực phẩm được vo viên cỡ vừa phải.
Sau khi ăn – nói đúng ra là nuốt chửng – con vật thường nằm xuống nghỉ ngơi đâu đó. Rồi từ từ, nó “ói” thực phẩm từ túi tổ ong ra miệng và nhai lần thứ nhất. Nhai xong nuốt trở lại và đưa vào dạ lá sách. từ đây thực phẩm được chuyển qua dạ múi khế, ở đó quá trình tiêu hóa mới thực sự bắt đầu diễn ra. Cũng thuộc loại nhai lại, nhưng lạc đà không có dạ múi khế.
Bò không có răng hàm trên. thay vì răng hàm trên, nướu biến thành một phiến liền, cứng. Chính cái “phiến” này đã đẩy cỏ xuống răng hàm dưới. Khi gặm cỏ, con bò cũng “ngậm” cho chặt theo cách này rồi dùng đầu lắc một cái để bứt cỏ.