Triều lạnh được hình thành như thế nào?
Triều lạnh, nghe tên thì biết được ý nghĩa của nó là không khí lạnh dâng lên từng đợt như thủy triều. Nhưng thực ra không phải các đợt gió mạnh tràn đến đều gọi là triều lạnh. Nói chung sau khi không khí lạnh tràn đến một vùng nào đó khiến cho nhiệt độ trong một ngày giảm thấp trên 10°C, đồng thời nhiệt độ thấp nhất của ngày đó dưới 5°C, chúng ta mới gọi đợt lạnh đó là triều lạnh.
Triều lạnh đổ bộ vào Trung Quốc chủ yếu từ vùng Cực Bắc, Xibêri, Mông Cổ tràn xuống. Những vùng này mùa đông nhiệt lượng bức xạ của Mặt T rời rất ít, đặc biệt là vùng Cực Bắc cả một thời gian dài không nhìn thấy ánh nắng, khắp nơi băng tuyết phủ. Những lớp không khí gần mặt đất ở vùng đó giống như nằm trên một nền băng giá tự nhiên, ngày càng mạnh, càng khô ráo. Khi lớp không khí lạnh này tích lũy đến một mức độ nhất định, áp suất không khí cao hơn phía nam rất nhiều thì hễ có dịp là như nước lũ từ núi cao tràn xuống miền Nam vùng áp thấp để hình thành triều lạnh.
Khi các đợt triều lạnh tràn về phương Nam với quy mô lớn thì không khí ấm áp ở tại chỗ bị đẩy lùi từng đợt. Vì vậy vùng không khí lạnh đi qua trước hết phải chịu ảnh hưởng của không khí nóng, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao. Nếu khu vực đi qua vốn bị không khí ấm khống chế thì trước đợt không khí lạnh đến, không khí ấm không ngừng dâng lên, có thể xuất hiện thời tiết nhiệt độ tăng cao. Cho nên thường trước triều lạnh, không khí ấm một vài ngày.
T ừ khoá: Triều lạnh; Lạnh cao áp.