Tục lệ nạp sính lễ đám cưới bắt nguồn từ đâu?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 4 – Arkady Leokum
Không phải chỉ có các dân tộc châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa mới có tục lệ chú rể phải nạp sính lễ đám cưới. Rất khó mà tìm ra được ngọn nguồn của một cổ tục. Và một khi tìm ra được ta thấy nhiều khi một cổ tục đã bắt nguồn từ một sự việc có khi rất tầm thường, có khi thơ mộng như truyện thần tiên.
Có lẽ, từ thời rất xa xưa, có một cô gái Hà Lan yêu thương một chàng thợ xay bột mì. Chàng nghèo “sặc gạch”, nhưng được cái rất tốt bụng. Gặp người nghèo, nếu chàng có sẵn bột mì, cho bột mì, có sẵn bánh mì, cho bánh mì, không hề so đo. Bởi vậy chàng được mọi người yêu mến. Tuy nhiên, cha của cô gái phản đối cuộc hôn nhân và dọa sẽ không cho một “đồng cắc” hồi môn nào nếu cô gái cứ quyết lấy anh chàng nghèo “sặc gạch” kia. Bạn bè anh chàng thợ xay biết chuyện bèn bàn nhau và quyết định phải làm một cái gì đó giúp chàng. Họ cũng nghèo chẳng kém gì anh chàng. Tuy nhiên, họ nghĩ, gom góp mỗi người một chút thì cũng cho chàng được món “quà” để anh chàng đem đến làm lễ ra mắt cha vợ. Nghĩ sao làm vậy. Ai có gì, cho nấy, người thì đem vài vật dụng làm bếp, người thì cho cái đèn, tấm mền… Nhờ vậy mà chàng và nàng có thể vượt qua “hàng rào cản” để kết duyên giai ngẫu.
Cũng từ đó mà tục lệ tặng sính lễ hôn nhân được hình thành và kéo dài đến ngày nay.