Văn hoá giao thông là gì? Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Văn hóa giao thông là gì? Biểu hiện của văn hóa giao thông như thế nào và liệu rằng các hành xử của chúng ta khi điều khiển phương tiện di chuyển đã đúng mực, đã văn minh chưa? Cùng tìm lời giải ở bài viết dưới đây.
Khái niệm văn hoá giao thông là gì?
Văn hóa giao thông được hiểu là gì?
Văn hóa khi tham gia giao thông là một phần quan trọng trong văn hóa công cộng. Nó được biểu hiện bằng việc có ứng xử chuẩn mực, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về giao thông.
Trong văn hóa giao thông, đề cao ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Tự mình thực hiện đúng theo luật an toàn giao thông đồng thời gương mẫu, tôn trọng những người có trách nhiệm liên quan. Không vi phạm các quy định chung, bảo đảm an toàn công cộng, an toàn tài sản chung…
Ý nghĩa của xây dựng văn hoá giao thông
Văn hoá giao thông là nền tảng vững chắc cho một nền giao thông văn minh và tiến bộ. Khi văn hoá được nâng cao, con người cũng sẽ tự tạo ra một môi trường giao thông thân thiện, hòa đồng và nhân ái. Chính vì vậy việc xây dựng văn hóa giao thông là điều cần thiết, giúp đất nước ngày một phát triển hơn
Hạn chế được ách tắc và tai nạn giao thông là ý nghĩa to lớn đối với giao thông đường bộ. Nhờ đó, có thể giảm đi áp lực hàng ngày mà các khu đô thị, các thành phố lớn đang phải chịu đựng. Từ đó, tạo nên sự an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người
Xây dựng văn hóa giao thông theo hướng tích cực
Xây dựng văn hóa giao thông hiện nay theo hướng tích cực không chỉ cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý mà cần cả sự phối hợp đồng bộ của cộng đồng. Mỗi người hãy bắt đầu bằng một hành động nhỏ, từ đó xây dựng nên một xã hội văn hoá giao thông chặt chẽ, vững mạnh. Đây cũng là cách giúp bảo vệ an toàn cá nhân và đưa đất nước hùng mạnh tiến lên.
Biểu hiện của văn hoá giao thông
Biểu hiện tiêu biểu của văn hoá giao thông được thể hiện như sau:
Nghiêm túc chấp hành luật lệ, người và biển báo chỉ dẫn giao thông:
Khi tham gia giao thông, việc đi đúng làn đường, chấp hành hệ thống đèn giao thông là việc làm bắt buộc. Điều này được thể hiện rất rõ ở văn hóa giao thông của một số nước phát triển như: Nhật Bản… Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù luật định đã quy định rõ, nhưng việc đội mũ bảo hiểm, sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông… vẫn còn hạn chế.
Không thực hiện các hành động tiếp tay cho người vi phạm luật giao thông:
Việc bản thân vi phạm là biểu hiện rõ nhất của việc chống đối pháp luật. Tuy nhiên, không thể bỏ qua hành vi làm ngơ hoặc giúp đỡ người khác vi phạm giống mình. Việc nhiều người cùng nhau sai có thể trở thành xu hướng, làm người khác cùng sai theo. Từ đó, những tai nạn đáng tiếc rất dễ xảy ra.
Có thái độ hợp tác với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra sự cố:
Phối hợp với lực lượng chức năng để giải quyết tốt các sự cố giao thông
Khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố bất ngờ, người tham gia giao thông cần có hành vi ứng xử cho văn minh, phù hợp với hoàn cảnh. Nếu biết sơ cứu, hãy tiến hành giúp đỡ người gặp tai nạn. Ngoài ra, chúng ta có thể hỗ trợ lực lượng chức năng phong tỏa hiện trường, thực hiện các công việc cần thiết khác.
Sử dụng các phương tiện đảm bảo, với động cơ điện, động cơ giảm khí thải:
Khi những phương tiện quá cũ, gây ra tiếng nổ lớn, lượng khí thải nhiều cần thay mới hoặc sửa chữa kịp thời.
Giúp đỡ người khuyết tật, trẻ em, người lớn tuổi khi tham gia giao thông
Việc có trách nhiệm, chủ động sẽ tạo nên nếp văn hóa giao thông tốt đẹp, văn minh. Tính sáng tạo này đã được áp dụng nhiều trên các quốc gia, đặc biệt là đối với văn hóa giao thông ở Nhật Bản.
Thực trạng giao thông của nước ta hiện nay
Vấn đề giao thông hiện nay còn nhiều tồn đọng
Hiện nay, giao thông Việt Nam đang còn tồn đọng lại rất nhiều hạn chế. Đã có ý kiến về văn hoá giao thông cho rằng “hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam như quả bóng, dẹp được ở chỗ này thì chỗ khác lại bị ùng ra”.
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia: Trong 6 tháng đầu năm 2020, số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc là hơn 6.790 vụ, 3.242 người chết và 4.939 người bị thương. So với 6 tháng đầu năm 2019, thì con số này đã giảm, tuy nhiên vẫn đang ở mức báo động.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng văn hoá giao thông hiện nay tại Việt Nam là do:
Ý thức người tham gia giao thông còn kém: Những biểu hiện vi phạm còn xảy ra nhiều như: sử dụng chất cấm khi tham gia lái xe, lạng lách, đánh võng…
Việc chưa thực sự am hiểu về luật, điều khiển phương tiện theo cảm tính… cũng là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn không mong muốn
Cơ sở hạ tầng xuống cấp: Các tuyến đường bị ảnh hưởng bởi công trình xây dựng, đồng thời, với lượng xe lớn lưu thông hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra các sự cố giao thông.
Giải pháp nâng cao văn hoá giao thông
Để giảm thiểu các vụ tai nạn, nâng cao văn hóa giao thông thì bản thân mỗi người cần:
Xây dựng văn hoá giao thông cho bản thân và gia đình
Tuyên truyền cho giới trẻ về văn hóa giao thông chuẩn mực
Tuyên truyền cho thế hệ trẻ về ý nghĩa văn hoá giao thông nhằm nâng cao văn hóa giao thông của giới trẻ hiện nay
Quy hoạch chợ dân sinh để giảm thiểu tình trạng bán hàng rong, các sạp quán bày bán không có tổ chức
Giải quyết, xử lý tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường ở các bãi đỗ xe công cộng
Tiến hành kiểm tra, phân luồng, hướng dẫn và xử lý phương tiện giao thông một cách thường xuyên tại các tuyến đường trọng yếu
Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm an toàn giao thông công cộng để tạo nên một văn hoá tốt đẹp…
Qua những chia sẻ trên về khái niệm văn hóa giao thông, thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử giao thông, hy vọng bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của vấn đề này. Tự giác hành động, đồng thời kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại và an toàn.