Vậy ánh sáng và đánh bắt cá có quan hệ gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum
Vốn nhiều động vật ở biển có một bản năng là hướng theo mặt trời, chúng muốn nhìn thấy “ánh sáng”, không muốn mãi trong bóng tối. Thí dụ: ban đêm, con cua thấy ánh sáng “tự giác” bò ra. Theo kinh nghiệm của ngư dân, có một số loài cá thấy ánh sáng liền bơi tới theo bản năng; đồng thời một số cá nhỏ, tôm, một số côn trùng trên mặt biển tụ tập lại chỗ có ánh sáng, số cá này bơi đến kiếm mồi. Cho nên, chúng ta lợi dụng bản năng đó của loài cá để đánh bắt chúng.
Với những nguồn ánh sáng khác nhau, tác dụng và hiệu quả “dụ bắt cá” cũng khác, do đó, phải có nguồn ánh sáng dụ bắt cá thích hợp.
Theo đà phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật về nguồn sáng dụ bắt cá cũng có nhiều tiến bộ, nhất là về kỹ thuật đánh bắt, sản lượng đánh bắt tăng lên rõ rệt. Đồng thời còn điều chỉnh được độ sáng, màu sắc thì đa dạng, có thể căn cứ theo bản năng hướng về ánh sáng của các đàn cá mà điều chỉnh độ sáng, màu sắc cho phù hợp.
Đánh bắt cá theo kiểu rọi đèn này thường cần có ba bộ phận:
Tàu rọi đèn.
Tàu lưới.
Tàu vận chuyển.
Ba loại tàu này phải phối hợp nhịp nhàng. Sau khi tàu rọi đèn dụ cho cá tụ tập lại, tàu phải thả lưới đánh bắt nhanh, tàu vận chuyển phải kịp thời đưa số cá đánh bắt vào bờ. Do đường kính phạm vi vây lưới từ 400-600m, lưới cao khoảng 200m, tạo ra một bức tường lưới vây, số cá bắt được tới vài trăm kilo, thậm chí một hai nghìn kilo.
Để phát triển ngành đánh bắt cá biển, phải chú ý đến việc bảo vệ nguồn cá. Phải chấm dứt việc “cá lớn cá nhỏ đều bắt”. Đồng thời phải bảo vệ trứng cá và nuôi đàn cá con, có như thế mới luôn luôn tăng được sản lượng cá.