Vì sao cá lại hay nổi lên lặn xuống khi bơi trong nước?
Nếu chú ý quan sát đàn cá bơi lội trong bể cá bạn sẽ thấy chúng luôn lúc nổi lên lúc lặn xuống. Đó chính là cách cá thực hiện việc tiết kiệm năng lượng. Thế tại sao cách bơi lội này lại tiết kiệm được năng lượng?
Giả sử cá bơi với tốc độ không đổi v. Cho D là lực cản mà cá phải chịu khi lặn với tốc độ đó. Cho W là khối lượng tĩnh của cá, α là góc lặn xuống của cá so với đường nằm ngang, β là góc khi cá nổi lên.
Theo cơ học khi cá lặn sẽ chịu lực cản thẳng đứng hướng lên bằng phân lực của khối lượng tĩnh W khi chuyển động.
D = Wsinα
Khi cá lặn lực cản sẽ bằng k lần lực đẩy tức là bằng kD. Khi cá nổi lên sẽ cần một lực bằng tổng của lực nổi và phân lực của lực cản hướng lên do lực đẩy K với khối lượng tĩnh W, tức
KD + Wsinβ = W (Ksinα+ sinβ)
Khi cá lội theo phương nằm ngang, phân lực do chuyển động hướng lên bằng 0, lực cần thiết sẽ là
KD = WK sin α
Còn khi cá lặn không cần lực. Do đó khi cá bơi theo đường từ A đến C lại lặn xuống điểm B theo hình răng cưa so với việc bơi theo phương nằm ngang AB thì tỉ số năng lượng tiêu tốn cho hai trường hợp sẽ là (công được tính bằng tích số của lực nhân với đoạn đường điểm đặt của lực dịch chuyển):
Mà AB = AC cosβ + CDcotgα = AC (cosβ + sinβ + cotgα) Nên
Theo quan sát thực tế thì thông thường α = 11,20o,
K = 3 nên
Theo hình vẽ ta thấy 11,2o + β < π/2 nên β < 78,4o thì P < 1 tức khi cá bơi lội theo đường răng cưa thì tiêu tốn ít năng lượng hơn khi bơi ngang. Đặc biệt khi β = 59,15o thì P = 0,51 nên khi cá bơi theo hình răng cưa thì tiêu hao năng lượng chỉ gần bằng nửa năng lượng khi cá bơi ngang. Cho nên, cá đương nhiên là bơi lội theo kiểu hình răng cưa.
Từ khoá: Lực cản; Tiêu hao năng lượng; Hình răng cưa.