Vì sao cá voi lặn được rất sâu mà không có biểu hiện khó chịu nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Khả năng lặn của những động vật có vú thở không khí thì thật ngoạn mục: hải cẩu, cá heo đều có thể lặn hơn 1.000m. Cá nhà táng đã được ghi nhận ở độ sâu gần 2,4km và những thứ bên trong dạ dày một con cá nhà táng cho thấy nó đã ăn một loại cá nhám góc chỉ được tìm thấy ở độ sâu gần 3km. Ở độ sâu đó, áp suất lên tới 300 kg/cm2, cho nên cá voi thật sự đã làm được những điều kì diệu ở bên dưới đó để có thể quay trở lên mà sống sót.

Không ai biết chắc được chúng làm như thế nào nhưng những nghiên cứu trên hải tượng đã gợi ý rằng những động vật có vú lặn sâu không quan tâm chống lại áp suất và cứ để phổi xẹp lại khi áp suất tăng. Điều này có thể là chìa khóa giải thích cho khả năng của chúng trong việc tránh bệnh khí ép, gây ra khi khí nitrogen bị ép vào trong dòng máu bởi áp suất lớn và bắt đầu tạo ra những bong bóng khí trong mô trên đường trồi lên. Khi phổi của chúng xẹp lại, không khí giàu nitrogen mà chúng hít vào ở mặt nước sẽ bị ép vào khí quản và khoang mũi của chúng, ra khỏi vị trí của phổi, nơi chúng có thể gây hại, và chỉ được cho trở lại rất từ từ trên đường nổi lên. Dù vậy, động vật có vú ở biển vẫn có khả năng bị bệnh khí ép nếu trồi lên quá nhanh. Tháng 12-2004, các nhà khoa học từ viện hải dương học Woods Hole ở Massachusetts đã thông báo rằng một nghiên cứu về xương của cá nhà táng gợi ý rằng những sinh vật này đã chịu đựng bệnh khí ép nhẹ nhưng mãn tính trong suốt cuộc đời của nó.