VÌ SAO ĐẠN SÚNG THẦN CÔNG BỐC CHÁY KHI ĐƯA LÊN MẶT BIỂN?
Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh
Hai nhà hoá học Anh tin rằng họ đã giải mã được một hiện tượng bí ẩn từ 26 năm nay, trả lời câu hỏi: Tại sao những viên đạn sắt lại bùng cháy thành những quả cầu lửa lớn, khi được vớt lên từ con tàu đắm?
“Chúng bắt đầu rực đỏ lên và bạn có thể cảm thấy hơi nóng toả ra khi chiếc bàn kê bắt đầu bốc khói”. Bob Child, hiện là nhà hoá học tại các Bảo tàng và Phòng trưng bày tự nhiên của xứ Wales ở Cardiff, kể lại.
Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra năm 1976, khi Child đang bảo quản những đồ vật trục vớt được từ con tàu HMS Coronation, bị đắm năm 1961. Trong mẻ lưới kéo lên vài chục viên đạn súng thần công bằng sắt, bị một lớp vỏ cát cứng như bê tông bao phủ sau 3 thế kỷ nằm yên dưới đáy biển. Khi dùng búa đập vỡ lớp vỏ ngoài này, Child sửng sốt khi thấy một viên bi sắt đột nhiên nóng lên dữ dội, đến mức hầu như đã bén lửa sang chiếc bàn gỗ kê bên dưới. Theo phỏng đoán của ông, nhiệt độ của những quả cầu sắt phải lên tới 300 – 4000C.
Ngày nay, khi “hâm nóng” lại hiện tượng này, Child và một nhà hoá học khác, David Rosseinky, cho biết họ đã tìm hiểu được nguyên nhân. Ông giải thích như sau:
Ánh sáng bị khúc xạ, đi theo đường cong của mặt cầu
Khi chiếc Coronation chìm xuống đáy biển, do bị bao bọc bởi nước biển mặn và giàu oxy, những quả cầu sắt bị hoen gỉ mạnh. Quá trình này khiến thể tích khối cầu tăng lên, chúng nở ra, và tỷ trọng giảm xuống (thực tế, những quả cầu bi sắt được lôi lên mặt nước nhẹ hơn nhiều so với những gì người ta tưởng). Cùng lúc đó, những quả cầu từ từ chìm vào cát, tương tác với tầng cát đáy biển tạo nên một lớp vỏ cứng chắc như canxi. Qua nhiều thế kỷ, những vật chất hữu cơ thối rữa ở gần đó đã khử các kim loại bị oxy hoá này, chuyển chúng thành sắt nguyên chất. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là thể tích khối cầu vẫn cần giữ không đổi, nghĩa là những lỗ rỗng (mà trước đó là vị trí của các ion sắt) vẫn được giữ nguyên. Khi đưa quả cầu lên mặt biển và đập vỡ lớp vỏ xi, không khí tràn vào các lỗ rỗng này và phản ứng oxy hoá xảy ra tức thì, bùng lên thành ngọn lửa.
Ảo ảnh của một rặng núi ở xa. Nó tan đi khi mặt trời làm ấm lớp khí sát mặt đất
Nhà nghiên cứu Stephen Fletcher thuộc Đại học Loughborough, Mỹ, cho rằng: Hiện tượng này không có gì là bất thường. Khi sắt bị ôxy hoá, nó giải phóng ra năng lượng và vì quả cầu sắt có vô số các lỗ rỗng, nên diện tích tiếp xúc của sắt với ôxy là cực lớn và quá trình ôxy hoá xảy ra cực nhanh, đến mức có thể bốc cháy.