Vì sao giếng cũng có lúc cạn nước?
Giếng tất phải có nước. Ấy là chuyện rất đỗi bình thường.
Ở khu vực tiếp giáp với mặt đất, thông thường là một lớp đất đá vụn được dồn tích lại, và có rất nhiều những khe rãnh để nước trên bề mặt ngấm xuống. Khi tới một độ sâu nhất định, do không thể ngấm qua tầng đá mẹ, nước sẽ tập trung trên bề mặt. Nước được hình thành dưới đất ngay trên tầng đá mẹ được gọi là nước ngầm. Nước trong những giếng đào ấy phần lớn là nước ngầm.
Nước ngầm cũng có bề mặt nước, có điều rất khác so với bề mặt nước trên mặt đất. Không được bẳng phẳng như nước trên mặt đất, nước ngầm tùy vào địa hình cao thấp mà cũng nhấp nhô theo. Khi đào sâu xuống lòng đất, gặp mạch nước ngầm, lúc này chúng ta mới có giếng nước.
Do phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, cũng như khả năng trữ nước của đất và những thay đổi về khí hậu, nên nước ngầm ở một vùng nào đó không phải là cố định, mãi mãi có nước. Vào mùa mưa, nước dưới đất phong phú, nước ngầm cũng dâng cao; mùa cạn, nước dưới đất cũng trở nên hiếm hoi, nước ngầm cũng vì thế mà ít đi. Một năm thường có những thay đổi như vậy.
Vì thế, khi đào giếng sâu tới mức độ nước ngầm phong phú ngay cả vào mùa cạn thì giếng sẽ quanh năm có nước. Nhưng nếu đào không đủ sâu, sẽ có lúc mạch nước bị khô cạn (đạc biệt là vào mùa khô).
Nhưng cũng có lúc gặp tình trạng thế này: cho dù là giếng đã sâu tới mạch quanh năm có nước thì vẫn có lúc giếng bị khô cạn. Đây thường do những nguyên nhân rất đặc biệt, ví dụ như nhiều năm khô cạn, nước dưới đất trong cả thời kì dài không được bổ sung, khiến mức nước trong mạch nước ngầm thấp, vì thế mà giếng có hiện tượng “khô”. Nguồn nước dưới đất dù sao thì cũng có hạn. Việc khai thác nước ngầm quá mức, đào quá nhiều giếng cũng khiến lượng nước trong giếng hiện nay ít đi rất nhiều.
T ừ khoá: Mạch nước ngầm, giếng khô.