Vì sao Hải vương tinh có lúc cách xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh?
Bất cứ cuốn sách thiên văn nào đều cho ta biết: Diêm Vương Tinh có cự ly bình quân đến Mặt Trời là 39,44 đơn vị thiên văn, tức vào khoảng 5,9 tỉ km.
Còn Hải Vương Tinh có khoảng cách bình quân đến Mặt Trời là 30,058 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,497 tỉ km. Vậy vì sao Hải Vương Tinh có lúc lại cách xa Mặt Trời hơn Diêm Vương Tinh?
Vấn đề là ở chỗ tâm sai của quỹ đạo hai hành tinh này rất khác nhau.
Quỹ đạo Hải Vương Tinh quay quanh Mặt Trời cơ bản là hình tròn, tỉ suất tâm sai rất nhỏ, chỉ có 0,009, sai số cự ly gần nhất và cự ly xa nhất của nó đối với Mặt Trời không lớn. Lúc Hải Vương Tinh cách xa Mặt Trời nhất là 30,316 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,537 tỉ km; lúc gần Mặt Trời nhất là 29,800 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,456 tỉ km.
Quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của Diêm Vương Tinh là hình Elip dẹt, tỉ suất tâm sai rất lớn, đạt khoảng 0,256. Cự ly của nó đối với Mặt Trời có sự biến đổi rất lớn. Khoảng cách lúc xa nhất là 49,19 đơn vị thiên văn, ước khoảng 7,375 tỉ km; cự ly lúc gần nhất là 29,58 đơn vị thiên văn, ước khoảng 4,425 tỉ km.
So sánh ta có thể thấy phần lớn các trường hợp Diêm Vương Tinh cách xa Mặt Trời hơn Hải Vương Tinh rất nhiều, chỉ khi Diêm Vương Tinh quay đến điểm gần nhất Mặt Trời của quỹ đạo mới có khoảng thời gian gần Mặt Trời hơn Hải Vương Tinh.
Diêm Vương Tinh quay quanh Mặt Trời một vòng mất 90465 ngày, ước khoảng 247,7 năm, thời điểm nó gần Mặt Trời nhất đến điểm xa nhất gần đây là vào ngày 12 tháng 9 năm 1989. Trước và sau thời điểm đó 10 ngày, tức là từ ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 14 tháng 3 năm 1999 cự ly của nó cách xa Mặt Trời ngắn hơn đối với Hải Vương Tinh, lúc đó danh hiệu hành tinh xa Mặt Trời nhất tạm thời chuyển sang cho Hải Vương Tinh.
Từ khoá: Hải Vương Tinh; Diêm Vương Tinh; Quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.