Vì sao khe hở của hai quả cầu lại bằng nhau?

Một thầy giáo dạy toán đã đặt ra cho học sinh một bài toán. Giả sử ta phải đánh đai Trái Đất và một quả cầu nhỏ. Hai cái đai này phải không lớn, không nhỏ quá mà phải lồng khít vào hai quả cầu. Do không cẩn thận nên người ta đã làm tăng độ dài của mỗi đai lên 1 mét. Nếu đánh đai hai quả cầu bằng các cái đai nói trên thì khe hở (giữa đai và quả cầu) ở quả cầu nào lớn hơn: ở Trái Đất hay ở quả cầu nhỏ.

Nhiều học sinh đã nhao nhao trả lời “đường nhiên là ở quả cầu nhỏ có khe hở lớn hơn”. Các học sinh đã giải thích lí do về sự khẳng định của họ như sau: Trái Đất có bán kính rất lớn nên đường chu vi của Trái Đất ở đường xích đạo sẽ rất dài, cho nên nếu tăng độ dài của chu vi 1 mét thì so với bán kính Trái Đất chiều dài 1 mét có nghĩa gì? Còn với một quả cầu nhỏ bán kính chưa đến 1 mét mà chu vi tăng thêm độ dài 1 mét, thì rõ ràng với cái đai này thì khe hở giữa cái đai và quả cầu chắc sẽ lớn lắm.

Nhưng câu trả lời này là hoàn toàn sai. Thực tế khe hở giữa đai và quả cầu ở Trái Đất và quả cầu nhỏ là như nhau. Tại sao vậy? Ta sẽ tiến hành vài phép tính toán thì sẽ thấy ngay:

Giả sử Trái Đất có chu vi L; còn với quả cầu nhỏ có chu vi . Khi tăng độ dài của mỗi cái đai thêm 1 mét thì chu vi của Trái Đất và quả cầu nhỏ là L + 1 và + 1. Khi chu vi tăng thêm 1 mét đường kính của mỗi quả cầu là và và sự sai khác của đường kính của đai và đường kính của các quả cầu sẽ tạo nên khe hở giữa cái đai và quả cầu. Ta sẽ thấy ở Trái Đất thì khe hở sẽ là

Còn ở quả cầu thì

Bạn xem có phải các khe hở là như nhau không?

Từ khoá: Hình cầu; Chu vi; Đường kính.