Vì sao khi có sương thì trời nắng?
Bốn mùa đều có sương, chỉ có điều vào mùa thu thường nhiều sương hơn. Vào buổi sáng sớm, bạn chỉ cẩn lưu ý một chút ở ruộng lúa, cỏ dại ở bên vệ đường và trên màng nhện, sẽ phát hiện thấy nước sương ẩm ướt, đặc biệt là những giọt sương đọng trên mạng nhện như những hạt trân châu lấp lánh.
Thời cổ xưa, người ta coi sương là ngọc bối, cho rằng sương không chỉ rơi từ trên trời xuống, mà còn là rơi từ trên những chòm sao khác nhau, các nhà luyện đan cổ đại rất chú ý đến việc thu nhập hạt sương, họ cho rằng nó giúp nhiều trong việc chế tạo kim thạch và thuốc trường thọ. Có người dùng sương làm thuốc, cho rằng uống nhiều sương có thể chữa được bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Sau này, bản chất của sương mới được hiểu rõ, sương không phải là rơi xuống từ trên bẩu trời, càng không phải là rơi từ các chòm sao khác nhau, chúng được hình thành từ hơi nước ở tẩng không khí thấp khi gặp phải vật thể lạnh. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp hiện tượng này: vào mùa đông, khi bạn thở vào một ô cửa sổ bằng thuỷ tinh, bạn sẽ phát hiện trên cửa sổ xuất hiện những hạt nước nhỏ; vào mùa hè nếu như bạn để que kem vào thuỷ tinh một lúc liền nhìn thấy bên ngoài cốc thuỷ tinh có hạt nước nhỏ. Đây là kết quả hơi nước trong không khí gặp những vật thể lạnh ngưng tụ mà thành.
Vào ban đêm những ngày nắng không có mây, nhiệt lượng mặt đất phát tán rất nhanh, nhiệt độ trên cánh đồng nhanh chóng giảm xuống. Nhiệt độ khi đã hạ thấp xuống thì khả năng chứa hơi nước trong không khí cũng giảm theo, hơi nước ở tẩng thấp trong không khí rơi xuống ngọn cỏ, rơi trên lá cây, đồng thời kết thành những hạt nước nhỏ, đó chính là quá trình hình thành hạt sương.