Vì sao khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì Trung Quốc lại là mùa đông?
Chúng ta đều có kinh nghiệm: khi ta càng gần lò lửa thì cảm thấy nóng và sẽ càng lúc càng nóng, khi xa lò lửa cảm thấy nhiệt lượng ít và càng ngày càng lạnh.
Quỹ đạo T rái Đất quay quanh Mặt T rời theo hình elip. Cự ly giữa T rái Đất và Mặt T rời luôn luôn biến đổi. Các nhà thiên văn học cho ta biết: hằng năm ngày 3 tháng giêng là ngày T rái Đất gần Mặt T rời nhất, ngày 4 tháng 7 là ngày T rái Đất xa Mặt T rời nhất. Mặt T rời là một khối cầu phát nhiệt. T heo nguyên lý thì càng gần Mặt T rời nhiệt độ càng nóng tức là thời kỳ Trái Đất nóng nhất nên là tháng giêng, lạnh nhất nên là tháng 7. Nhưng trên thực tế tháng giêng là mùa giá rét, còn tháng 7 là mùa hè nóng nực. Vì sao lại thế?
Nguyên là sự nóng lạnh của khí hậu tuy do nguồn nhiệt hấp thụ được từ Mặt T rời nhiều hay ít quyết định, nhưng khi T rái Đất gần Mặt T rời vẫn không phải là nguyên nhân chủ yếu để quyết định nhiệt lượng thu được nhiều hay ít. Bởi vì ngày 3 tháng giêng hàng năm, T rái Đất cách Mặt T rời khoảng 147 triệu km, ngày 4 tháng 7 T rái Đất cách Mặt T rời 152 triệu km, cự ly khoảng cách giữa T rái Đất và Mặt T rời của hai ngày đó chỉ chênh nhau 2% (khoảng 5 triệu km) cho nên ảnh hưởng của nhiệt lượng mà T rái Đất thu được không chênh nhau lắm.
Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự nóng, lạnh của khí hậu trên T rái Đất là độ nghiêng chiếu sáng của ánh nắng Mặt T rời trên mặt đất. Nếu độ nghiêng này càng lớn thì nhiệt lượng một đơn vị diện tích trên mặt đất thu được càng ít. Ánh nắng mùa đông chiếu lên Bắc bán cầu hoàn toàn nghiêng, cộng thêm ngày ngắn đêm dài, cho nên khí hậu giá rét, còn mùa hè ánh nắng chiếu tương đối vuông góc với T rái Đất, cộng thêm ngày dài đêm ngắn cho nên khí hậu rất nóng.
Ở Nam bán cầu tháng giêng nóng, tháng bảy lạnh. Điều đó thực ra cũng không phải vì tháng giêng Trái Đất gần Mặt Trời, tháng bảy cách xa, mà vẫn là do độ nghiêng của ánh nắng Mặt T rời chiếu xuống Nam bán cầu lớn hơn tháng 7.
T ừ khoá: Độ chiếu nghiêng; Chiếu thẳng.