Vì sao khu vực Giang Hoài có bầu trời màu vàng?
Hằng năm vào tháng 6 – 7 là lúc mơ chín rộ. Vùng Giang Hoài, T rung Quốc thường xuất hiện những ngày mưa liên miên, rất ít gặp thời tiết sáng sủa, độ ẩm rất cao, đồ đạc thường bị mốc. T hời kỳ đó trời màu vàng. Đó là vì sao?
Nguyên nhân là hằng năm vào tháng 6 – 7 không khí ấm và ẩm ướt ở phương Nam đã rất mạnh. Chúng thường phát triển về hướng bắc đến tận lưu vực sông Trường Giang. Nhưng ở thời kỳ này không khí lạnh ở phương Bắc vẫn còn phổ biến, chúng vẫn chưa rút khỏi khu vực này. Do đó các loại không khí ấm và lạnh giao nhau trên dải lưu vực Giang Hoài giống như hai đội binh mã không chịu nhường nhau.
Vì không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh, phát triển về phương Bắc. Không khí nóng mang nhiều hơi nước, trong quá trình trượt trên không khí lạnh sẽ hình thành dải mây mưa kéo dài, nhỏ hẹp, nói chung chỉ rộng khoảng hai ba trăm cây số.
Sự đụng độ này của hai “đội quân binh mã”, tức là không khí ấm của phương Nam và không khí lạnh của phương Bắc tạm thời không phân biệt thắng bại, lúc bên này mạnh, lúc bên kia mạnh. Nếu không khí lạnh phương Bắc mạnh hơn nó sẽ đẩy dải mưa tràn xuống phương Nam, nếu không khí nóng mạnh hơn nó sẽ đẩy không khí lạnh trở về phương Bắc, mưa phía bắc nhiều hơn. T óm lại sự giao phong của hai đội quân này lực lượng ngang nhau, do đó dải mưa luôn dao động chung quanh khu vực Nam, Bắc của hai sông Giang, Hoài khiến cho thời tiết vùng này vô cùng ẩm ướt.
Trong cuộc hỗn chiến này cuối cùng không khí ấm là kẻ chiến thắng. Vì vậy không khí ấm phương Nam ngày càng mạnh lên, không khí lạnh phương Bắc ngày càng co lại. Đến lúc đó thời tiết mưa phùn ở vùng Giang, Hoài mới kết thúc, dần dần chuyển sang mùa hạ.
Nhưng tình hình đó không phải cố định bất biến. Có năm thời gian mưa phùn rất dài, như năm 1931, 1954 kéo dài đến hai tháng, nhưng cũng có năm thời kỳ mưa rất ngắn như năm 1934, 1978 thời kỳ mưa không rõ rệt. Nguyên nhân là vì sao?
Điều đó phải so sánh sức mạnh của hai luồng khí ấm, lạnh. Có năm khí ấm rất mạnh, nó có sức đẩy lùi không khí lạnh trở về phương Bắc cho nên thời gian giao phong của chúng ở lưu vực Giang, Hoài rất ngắn, nên mưa rất ít. Những năm như thế nói chung mùa hè rất dữ dội. Ví dụ năm 1934 ở T hượng Hải mùa hè nhiệt độ cao nhất đạt đến 40,2°C, năm 1978 tuy có thấp hơn nhưng cũng đạt đến 38,1°C.
Nếu không khí lạnh mạnh hơn thì tình hình ngược lại. T hông thường hằng năm đến tiết T iểu thử (ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 7) thì khu vực hạ lưu sông Trường Giang mưa phùn kết thúc, đó là vì luồng không khí ấm đã khống chế hoàn toàn thời tiết. Nếu lúc đó vẫn còn những luồng không khí lạnh tràn xuống phương Nam, xâm nhập vào luồng không khí nóng thì sẽ cưỡng bức không khí nóng và ẩm ướt trượt lên trên, gây ra đối lưu tạo thành mưa giông và sấm. Cho nên nói chung trước sau ngày T iểu thử thường nghe thấy có tiếng sấm và có mưa giông, lúc đó ta có thể biết được luồng không khí lạnh phương Bắc vẫn còn khá mạnh, dải mưa vẫn còn có thể lưu lại trên lưu vực Trung, hạ du sông Trường Giang một thời gian nữa. Hiện tượng này người ta gọi là mưa phùn trở lại cho nên trong dân gian thường nói “T iểu thử có sấm là thời tiết quay trở lại”.
T ừ khoá: Mưa phùn.